• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Trăm hoa đua nở” trên giấy khen cấp 1

(Chinhphu.vn) - Với tinh thần đánh giá toàn diện năng lực của từng cá nhân, Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh tiểu học nhằm mục đích khuyến khích mọi năng lực của học sinh, để các em phát huy tốt nhất.

03/06/2016 16:16

Với Thông tư 30 việc đánh giá năng lực của học sinh tiểu học toàn diện các mặt chứ không chỉ tập tủng vào việc học văn hóa. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

Theo quy định về đánh giá cuối kì, cuối năm trong Thông tư 30, cuối kì và cuối năm học, học sinh cấp 1 vẫn phải làm 1 bài kiểm tra (test) kiến thức các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh… tùy theo các lớp học.

Bài kiểm tra sẽ vẫn chấm điểm theo thang điểm 10, không có điểm 0 và không có điểm thập phân.

Bên cạnh chấm điểm bài kiểm tra cuối kỳ, ngoài nhận xét hàng tháng, các cô sẽ dựa vào bài kiểm tra cuối kì, cuối năm này để đánh giá cuối năm và ghi vào học bạ. Việc đánh giá này không xét xếp hạng theo các mức giỏi, khá, trung bình như cách làm truyền thống, mà chỉ xét theo các mức: đạt, không đạt, hoàn thành, không hoàn thành.

Theo cô Vũ Thị Lệ, giáo viên trường tiểu học Nguyễn Du, Hải Phòng, “đây là bước đổi mới của Bộ GD&ĐT khi mọi phương thức đánh giá, nhận xét học sinh đều rất mở đối với giáo viên. Các thầy, cô hoàn toàn có thể vận dụng để đánh giá chi tiết, kỹ càng hơn với từng học sinh, thay vì những đánh giá chung chung theo 4 mức giỏi, khá, trung bình, yếu”.

Với tinh thần thừa nhận mọi năng lực cá nhân của học sinh, Thông tư 30 nhằm mục đích khuyến khích mọi năng lực của học sinh, để các em phát huy tốt nhất. Bởi năng lực cá nhân không chỉ là giỏi tiếp nhận kiến thức về toán, tiếng việt mà còn là các năng lực về nghệ thuật, thể thao cũng như các ý thức kỹ năng ứng xử trong tập thể. Và chỉ cần hoàn thành tốt bất cứ năng lực nào các em cũng xứng đáng được biểu dương và khen thưởng.

Cách đánh giá này giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn năng lực của con mình thay vì những điểm số khô khan, và cũng hiểu thêm về năng lực, cá tính, sở thích của con hơn. Chẳng hạn những em toàn diện là vừa học tốt cả các môn văn hóa lại đồng thời rèn luyện thể thao, có năng khiếu mỹ thuật và hòa đồng với các bạn.

Bên cạnh đó, có những em không giỏi học văn hóa nhưng lại chơi thể thao hoặc múa hát rất xuất sắc… Ngoài ra, phụ huynh còn biết con mình nhanh hay chậm, cẩu thả hay cẩn thận, có hòa đồng với bạn bè hay không… Tất cả những năng lực này đều cần thiết trong hành trình học tập và vào đời sau này của mỗi em học sinh.

Thông tư 30 cho phép việc ghi vào giấy khen như thế nào là quyết định của giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng.

Chính vì vậy, nội dung giấy khen (nếu có) học sinh cấp 1 là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn. Và “trăm hoa đua nở” mỗi trường lại có những sáng tạo, cách viết khác nhau.

Có trường giáo viên quyết định hình thức ghi giấy khen là “Đạt học sinh toàn diện” hoặc “Nổi bật về phát triển phẩm chất”, “Nổi bật về phát triển năng lực”, “Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học”. Hoặc có những giấy khen lại biểu dương học sinh có tinh thần tương thân tương ái… có trường có 3 mục khen ghi vào học bạ gồm: học sinh tiêu biểu toàn diện, học sinh hoàn thành tốt nội dung các môn học và rèn luyện; Học sinh khen từng mặt (ghi cụ thể khen mặt nào).

Nhiều phụ huynh tỏ ra “hoang mang” trước sự đa dạng của các loại giấy khen cuối năm học. Tuy nhiên, điều này là hết sức bình thường, đây là một đổi mới của Bộ nhằm tiến tới đổi mới cách dạy và học, và các bậc phụ huynh cũng cần quen với cách đánh giá mới.

Các bậc cha mẹ không nên quá nặng nề về điểm số các bài thi cuối kỳ cũng và càng không nên băn khoăn việc con mình có phải là học sinh giỏi không. Trừ các trường hợp cô nhận xét là chưa đạt, cần rèn luyện thêm hoặc còn chậm vv… ghi trong học bạ, còn lại tất cả những giấy khen đều là sự chứng nhận, biểu dương sự nỗ lực, rèn luyện cũng như nhìn nhận một cách tích cực nhất về từng năng lực của mỗi cá nhân.

Đó là một tinh thần nhân văn để động viên các em học sinh cấp 1 tiếp tục phát huy và phấn đấu thay vì tự ti với các bạn khác mà không nhận ra thế mạnh thực sự của mình.

Nguyệt Hà