• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trang phục truyền thống 54 dân tộc Việt Nam khoe sắc

(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên 54 dân tộc Việt Nam có dịp cùng nhau trình diễn những bộ trang phục truyền thống và đây được coi là cuộc “tổng kiểm kê” trang phục các dân tộc Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

29/11/2011 09:04

Ảnh: Chinhphu.vn

Chương trình “Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I-2011” do Ủy ban Dân tộc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức tối 28/11 tại Làng Văn hóa các dân Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với 255 thí sinh đại diện cho 54 dân tộc đến từ 63 tỉnh, thành.

Buổi trình diễn đã giới thiệu những nét tinh hoa đặc trưng nhất trong trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trước đó, đồng bào các dân tộc đã tham gia ngày hội giao lưu văn hóa tại thủ đô Hà Nội trong tinh thần đoàn kết, hữu nghị.

“Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam” còn là cơ hội để các nhà quản lý có dịp đánh giá tổng thể về một giá trị văn hóa luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam; là dịp để tôn vinh, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa và vẻ đẹp đặc trưng trong trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là cơ hội để tổng hợp và thống kê bổ sung về trang phục, trang sức truyền thống các dân tộc, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa Việt Nam.

Thông qua công tác chuẩn bị và qua tuyển chọn từ cơ sở, Ban Tổ chức đã phát hiện có 5- 7 dân tộc không còn trang phục truyền thống. Việc khôi phục lại trang phục gốc đã được tiến hành với việc tìm hiểu qua những người già, tham khảo, tìm hiểu về dân tộc đó ở những quốc gia khác.

Tại buổi trình diễn, mỗi dân tộc trình diễn một bộ trang phục lễ hội và một bộ trang phục sinh hoạt thường ngày, với tổng cộng hơn 100 loại trang phục.

Trang phục một số dân tộc tại buổi trình diễn:

 

Trang phục truyền thống dân tộc Dao. Người Dao có khoảng 820.533 người chia làm nhiều nhóm cư trú ở nhiều vùng, địa phương khác nhau. Trang phục của người Dao rất đa dạng, tùy thuộc vào từng vùng cư trú… Phụ nữ Dao Đỏ đội khăn đỏ, mặc áo dài, xẻ ngực, áo yếm, quần chàm… Phụ nữ Dao Quần Chẹt đội khăn dài chàm, áo dài và yếm thêu ít hoa…  Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Bố Y. Dân tộc Bố Y có khoảng 2.095 người thuộc nhóm cư dân ít người nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phụ nữ Bố Y mặc váy xèo (Côống phìn), hoa văn trên váy là nền trắng của vải được phủ lớp sáp ong giữ lại khi váy nhuộm chàm;  váy ngắn năm thân gọi là Côống pù. Nam giới Bố Y mặc áo cổ viền tứ thân cánh ngắn quần lá tọa. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Tày. Dân tộc Tày có khoảng 1,6 triệu người, cư trú ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Thái. Dân tộc Thái có khoảng 1,5 triệu người. Các nhóm địa phương có Thái đen và Thái trắng. Thái đen truớc đây phụ nữ ưa mặc áo đen, Thái trắng truớc đây phụ nữ ưa mặc áo trắng. Trang phục người Thái là váy lụa, áo lụa, hàng khuy bạc óng ánh, quấn quýt mềm mại. Vải chủ yếu là màu chàm, hoa văn thổ cẩm đặc sắc. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục dân tộc Hà Nhì. Dân tộc Hà Nhì có 25.958 người. Dân tộc Hà Nhì cư trú trên các tỉnh phía Bắc nước ta, nơi biên giới Việt- Trung. Ảnh: Chinhphu.vn

 Trang phục truyền thống dân tộc Lự. Người Lự sinh sống ở vùng Tây Bắc nước ta, Lự là tộc danh chính thức, ngoài ra còn có tên goi: Tháy Vi, Tháy Sin, Tháy Hung, Lào Lùm, Pa Dí. Dân tộc Lự có khoảng 5.558 người, cư trú ở Điện Biên, Lai Châu. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Mảng. Dân tộc Mảng sinh sống ở vùng Tây Bắc nước ta, chủ yếu ở Lai Châu, với khoảng hơn 4 nghìn người. Trang phục truyền thống của phụ nữ Mảng là váy ngắn trên bụng chân, áo hở ngực, chân quấn xà cạp, đầu để trần, trước bụng đeo tạp dề dài xuống ngang đùi bằng vải màu trắng thêm 3 hàng chỉ đỏ ở giữa. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc La Hủ. Dân tộc La Hủ chỉ có khoảng 10.406 người, cư trú tập trung tại Mường Tè, Lai Châu.  Cả đàn ông và đàn bà La Hủ đều mặc quần dài, áo dài 5 thân đến cổ chân, màu chàm hoặc đen. Ảnh: Chinhphu.vn

 Trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú. Với khoảng 88.655 người, người dân Khơ Mú sống thành từng bản trên sườn núi, ở nhà sàn nhỏ, lợp tranh hay lá song, lá mây. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Lô Lô. Dân tộc Lô Lô có khoảng hơn 3.000 người. Người Lô Lô biết tự dệt vải may. Phụ nữ mặc áo cổ tròn, xẻ ngực, chui đầu, váy chiết li và gấp nếp khá đẹp. Nam y phục màu chàm đơn giản. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng ở nước ta có số dân khoảng 972.890 người. Trang phục thường được làm bằng vải bông. Trang phục nữ có khăn đội đầu, áo quần và khuyên tai, vòng tay, chân, kiềng to bằng bạc. Nam giới có mũ lưỡi trai, áo ngắn xẻ trước ngực cài 7 cúc, 2 túi. Ảnh: Chinhphu.vn

Trang phục truyền thống dân tộc Mông. Dân tộc Mông có các nhóm: Mông trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Xanh….sống ở các tỉnh miền núi Bắc bộ và một số ít ở miền núi tỉnh Nghệ An. Trang phục của phụ nữ Mông rất sặc sỡ, đa dạng gồm: váy xếp thành nhiều nếp bằng lanh, áo xẻ ngực, mang tạp dề đằng trước và sau, quấn xà cạp ở chân. Ảnh: Chinhphu.vn

Mai Chi - Quang Hiếu