• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tranh cãi điều kiện kinh doanh với ô tô

(Chinhphu.vn) – Đang có những ý kiến khác nhau xung quanh việc sửa đổi, bổ sung danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, đặc biệt là điều kiện kinh doanh với ngành ô tô.

08/11/2016 17:11
Ảnh minh họa

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến cách đây hơn 1 tuần, trong đó đề nghị bổ sung 15 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Dự thảo luật cũng bãi bỏ 27 ngành, nghề không cần thiết phải quy định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, 29 ngành, nghề có nội dung trùng lặp đã được hợp nhất vào 19 ngành, nghề. Có 18 ngành nghề cũng được cập nhật, chuẩn xác hóa tên gọi.

Như vậy, tổng số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 226  ngành, nghề (giảm 41 ngành, nghề so với Danh mục hiện hành).

Trong số các ngành nghề được đề nghị bổ sung, ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô hiện đang thu hút sự quan tâm. Ngay tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật, đây cũng là ngành nghề nhận được nhiều ý kiến nhất từ các bên.

Được biết, những đơn vị đề xuất đưa ngành nghề này vào diện có điều kiện gồm UBND tỉnh Quảng Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

Theo hồ sơ dự án luật, xe ô tô là sản phẩm công nghệ cao, cấu tạo phức tạp và có giá trị lớn. Chất lượng xe ô tô có ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm tính mạng, sức khỏe con người, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Do vậy, cần áp dụng điều kiện kinh doanh ô tô từ khâu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu đến bảo hành, bảo dưỡng.

Đồng thời, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 đã đưa ra giải pháp: “nghiên cứu thiết lập các điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ô tô nhập khẩu; đồng thời, hoàn thiện, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế” và “bảo đảm nhất quán, ổn định hệ thống chính sách trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập để tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, thành viên Ủy ban Kinh tế, nói dù ông thiết tha đưa dự luật vào chương trình kỳ họp, nhưng bác bỏ ngành nghề kinh doanh ô tô.

“Tôi đề nghị không đưa sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, và bảo dưỡng, bảo hành ô tô vào danh mục vì đã có đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn để kiểm soát”, ông được báo chí dẫn lời tại cuộc họp nói trên.

Thế nhưng cũng có không ít ý kiến ủng hộ việc siết điều kiện với ngành sản xuất, nhập khẩu ô tô.

Vẫn theo tường thuật của báo chí tại cuộc họp trên, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, chỉ riêng ô tô Trường Hải đã đóng góp cho ngân sách địa phương 16.000 tỉ đồng, chưa kể thuế giá trị gia tăng. Cũng như Bộ KHĐT, ông đề nghị đưa điều kiện này vào luật để bảo hộ sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho địa phương và thu ngân sách cho tỉnh.

Ủng hộ quan điểm này, trên báo Thanh Niên, PGS-TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng ô tô là ngành có yêu cầu rất cao về chất lượng, an toàn cho người sử dụng cũng như cộng đồng khi tham gia lưu thông trên đường.

Nếu để tự do kinh doanh sẽ không bảo đảm các yêu cầu này, nên đề xuất đưa kinh doanh ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hết sức cần thiết. “Đặt trường hợp cứ "buông" ra, ai cũng có quyền kinh doanh ô tô thì người tiêu dùng thiệt thòi lớn", TS Phạm Xuân Mai nói.

TS Lí Hùng Anh, Khoa Kỹ thuật giao thông ĐH Bách khoa TP.HCM, phân tích sản xuất, lắp ráp ô tô không những cần điều kiện mà thậm chí còn phải điều kiện khắt khe hơn về môi trường và an toàn.

“Về nhập khẩu thì càng cần thiết và cấp bách phải có điều kiện. Tôi ví dụ nhập xe cũ. Hiện một số mẫu xe mới nhập vào Việt Nam độ an toàn rất kém. Những loại xe này trong tương lai sẽ không đủ điều kiện để lưu hành và nếu cứ cho nhập khẩu vô tư, Việt Nam sẽ trở thành bãi rác công nghiệp. Còn nhập xe mới thì phải có cơ sở bảo dưỡng, bảo hành rõ ràng. Nếu không sẽ rất dễ biến tướng giống như nhập khẩu xe cũ”, TS Lí Hùng Anh nói.

Các ngành, nghề được đề xuất bổ sung vào danh mục kinh doanh có điều kiện

Stt

Ngành, nghề

1

Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

2

Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư

3

Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng

4

Hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

5

Hoạt động dịch vụ tư vấn du học

6

Kinh doanh dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

7

Kiểm toán năng lượng

8

Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá

9

Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền ".vn"

10

Kinh doanh kho bảo thuế

11

Kinh doanh thiết bị, phần mềm ghi âm, ghi hình, định vị ngụy trang

12

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, giống vật nuôi

13

Kinh doanh dịch vụ điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, đề án, báo cáo tài nguyên nước

14

Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng cung ứng thuyền viên hàng hải

15

Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

Thanh Hằng
(tổng hợp)