Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải cho các tác giả. Ảnh: VGP/Phan Trang |
Đa số các tác giả đều nhiệt tình tìm tòi, suy nghĩ, công phu trong sưu tầm tư liệu, lựa chọn hình thức thể hiện bằng nhiều thể loại. Có thể kể đến như bài viết thể hiện tình yêu, sự nhớ nhung, niềm tin tưởng của cô giáo Nguyễn Thị Sự đối với chồng, một người lính đảo Trường Sa, trong tác phẩm “Viết thay lời yêu anh”, hay như vấn đề chủ quyền biển đảo và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong tác phẩm “Chủ quyền biển đảo, máu thịt đời người” của nhóm Tài năng (Học viện An ninh nhân dân), hoặc như chuyến tình nguyện thăm, tặng quà của tuổi trẻ thành phố Thái Nguyên tại huyện đảo Bạch Long Vĩ càng thể hiện rõ hơn trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và phát huy chủ quyền biển đảo quê hương.
Từ tổng số trên 100.000 bài dự thi, Ban tổ chức đã sơ loại lựa chọn 250 bài dự thi xuất sắc nhất và chọn ra 11 tác phẩm xuất sắc đạt giải. Đặc biệt, Ban giám khảo đã quyết định tăng thêm 1 giải Đặc biệt so với thể lệ ban đầu.
Theo đó, giải Đặc biệt thuộc về Học viện An ninh nhân dân (Hà Nội); 1 giải Tập thể: Thành đoàn Thái Nguyên (Thái Nguyên); 1 giải Nhất: Tác giả Nguyễn Thị Sự với tác phẩm "Viết thay lời yêu anh" (Hải Dương).
2 giải Nhì: Nhóm Tài năng với tác phẩm "Chủ quyền biển đảo, máu thịt đời người" và tác giả Phạm Thị Thu Thủy với tác phẩm "Nhật ký hành trình Bạch Long Vĩ".
3 giải Ba: Tác giả Ngô Thị Thanh với tác phẩm "Viết cho em mùa biển động", tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thùy với tác phẩm "Biển đảo trong tim em", tác giả Lưu Quang Thư với tác phẩm "Yêu Trường Sa theo cách của riêng mình".
4 giải Khuyến khích: Tác giả Trần Thị Thảo Trinh với tác phẩm "Việt Nam ơi! Ôm biển vào lòng", tác giả Bùi Ngọc Yến với tác phẩm "Đảo xanh - Bạn tôi ở đó", tác giả Lê Đình Cường với tác phẩm "Tuổi trẻ với tình yêu biển đảo quê hương", tác giả Lê Thị Lệ Cúc với tác phẩm "Tổ quốc trên biển".
Phan Trang