• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trao tặng danh hiệu Vinh danh nước Việt cho 15 kiều bào

Tối 5 tháng 2, tại Văn Miếu Quốc tử Giám, Hà Nội đã diến ra trọng thể Lễ trao giải “Vinh danh nước Việt” năm 2005 do Vietnamnet và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Tới dự có phó Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Truyền và đại diện nhiều cơ quan, ban ngành ở Trung ương và Hà Nội.

05/02/2006 23:58
 

Qua hội đồng tuyển chọn gồm đại diện của một số ban ngành, 15 Việt kiều vinh được trao tặng danh hiệu “Vinh danh nước Việt” lần này là những gương mặt tiêu biểu trong số 3 triệu Việt kiều, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho cộng đồng người Việt và cho đất nước năm 2005 trên các lĩnh vực: Sáng chế, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, văn hóa nghệ thuật….Đó là:

TS Nguyễn Quốc Bình, Việt kiều Canada, người đi đầu trong nghiên cứu chuyển nạp gien trên cây. Năm 2004, ông về Việt Nam làm Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh, góp phần đào tạo sinh viên Việt Nam về công nghệ sinh học.

TS Nguyễn Trọng Bình (Việt kiều Mỹ), là nhà khoa học nghiên cứu công nghệ sinh học, sinh vật phân tử ứng dụng trong y, dược, có bốn sáng chế tại Mỹ và châu Âu, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Từ năm 1990, ông thường xuyên về nước tham gia đào tạo các sinh viên Việt Nam, là người có công trong chuyển giao công nghệ mới ở Việt Nam.

PGS, TS Nguyễn Lương Dũng (Việt kiều Đức), là chuyên gia hàng đầu thế giới về cơ học, cơ phá hủy và cơ ứng dụng. Từ năm 1990 đến nay, là Trưởng phòng tính toán cơ học, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Thư ký Hội đồng khoa học và công nghệ khu công nghiệp cao TP Hồ Chí Minh. Ông là một trong những sáng lập viên thành lập CLB Khoa học - Kỹ thuật Việt kiều tại TP Hồ Chí Minh, với mục tiêu đào tạo trí thức là người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

TS Nguyễn Trí Dũng (Việt kiều Nhật Bản), Phó Chủ tịch thường trực CLB hợp tác Nhật - Việt. Từ năm 1990, khi về nước, ông thành lập Trường doanh thương Trí Dũng, một trường tư thục đầu tiên đào tạo về kinh tế thương mại ở Việt Nam. Hiện nay, ông là Phó ban điều hành CLB trí thức Việt kiều tại TP Hồ Chí Minh.

Họa sĩ Lê Bá Đảng (Việt kiều Pháp) năm 1994 được Nhà nước Pháp tặng Huân chương Nghệ thuật văn học Pháp. Ông chuyên tìm kiếm sự độc đáo của nghệ thuật Việt Nam giới thiệu bạn bè quốc tế và trong nước. Ý tưởng mới của ông là cải tạo các khu vườn ở Huế thành những khu vườn nghệ thuật.

GS, TS Nguyễn Quý Đạo (Việt kiều Pháp), Trưởng khoa hóa của Hiệp hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam tại Pháp, là đồng giám đốc của chín trường đào tạo về quang phổ và ứng dụng; Giám đốc Văn phòng đại diện của CNRS tại Đông-Nam Á, có trụ sở đặt ở Hà Nội. Ông đã có ba bằng sáng chế quốc tế, góp phần trực tiếp đào tạo hàng chục tiến sĩ cho Việt Nam.

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo (Việt kiều Pháp), đã có 80 tác phẩm âm nhạc biểu diễn trong nước và quốc tế. Năm 1982, tên ông được đưa vào từ điển danh nhân thế giới, năm 2000, được Bộ Văn hóa -Thông tin Việt Nam tặng Huy chương Chiến sĩ văn hóa.

Bác sĩ Bùi Minh Đức (Việt kiều Mỹ), Chủ tịch Hội y sĩ Việt Nam tại bang California (Mỹ), năm 1993, về nước làm giảng viên tại bộ môn tai - mũi - họng, Trường đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh. Nhờ uy tín và mối quan hệ, mỗi năm ông đã mời được hàng chục nhà khoa học trên thế giới đến giảng dạy tại Việt Nam và đưa các bác sĩ Việt Nam đi tu nghiệp ở nước ngoài.

TS Lê Phước Hùng (Việt kiều Mỹ), Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội của Đại học St. Jon (Mỹ). Ông thường xuyên đưa học sinh giỏi của Việt Nam qua học tại Mỹ và đưa sinh viên Mỹ đến Việt Nam tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam.

Ông Phạm Đức Trung Kiên (Việt kiều Mỹ), Giám đốc điều hành Quỹ giáo dục Việt Nam của Mỹ. Năm 2000, ông đoạt giải thưởng truyền thống của Nhà trắng (Mỹ). Ông đã tuyển chọn và đưa hàng trăm học sinh Việt Nam sang Mỹ học tập và đưa 150 sinh viên sang Mỹ làm nghiên cứu sinh. Đồng thời giúp đỡ nhiều học sinh nghèo hiếu học được cấp học bổng.

GS, TS Đoàn Kim Sơn (Việt kiều Pháp), Giáo sư Trường đại học cơ và kỹ thuật hàng không (Pháp), Chủ tịch Ủy ban xét duyệt học hàm giáo sư (Pháp). Năm 1990, khi về Việt Nam, kết hợp Trường đại học Bách khoa Hà Nội, tổ chức chương trình đào tạo hơn 200 kỹ sư hàng không Việt Nam.

GS Lê Tự Quốc Thắng (Việt kiều Mỹ), là một trong những chuyên gia hàng đầu của ngành bất biến lượng tử trên thế giới. Từ năm 1996 đến nay, ông đã giúp hàng trăm sinh viên Việt Nam được nhận học bổng theo học cấp tiến sĩ tại Mỹ.

Ông Phan Thành (Việt kiều Canada), là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh. Ông đã thực hiện nhiều chương trình hành động, kêu gọi kiều bào về đầu tư xây dựng đất nước.

GS, TS Nguyễn Văn Tuấn (Việt kiều Australia), đã có 150 công trình khoa học nghiên cứu về di truyền học, dịch tễ học, loãng xương. Ông đã xuất bản nhiều sách tại Việt Nam về chất độc da cam, dioxin và hệ quả của nó, góp phần chữa bệnh cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, dioxin ở Việt Nam.

GS, TS Nguyễn Lân Tuất (Việt kiều Nga), Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Xi-bê-ri, Phó chủ tịch Hội người Việt tại LB Nga, năm 2001 được Tổng thống Nga tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân của LB Nga. Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển hữu nghị giữa hai nước Nga-Việt ./.


KT- ND