• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trật tự giao thông phải "nắn" từ... người đi bộ

(Chinhphu.vn) - Sau gần 1 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ  và hơn 1 tuần triển khai Nghị định 34/2010/NĐ-CP có thể thấy việc thay đổi thói quen của người tham gia giao thông là việc làm không dễ dàng. Mặc dù người dân đã có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông, tuy nh

28/05/2010 19:18

Để xây dựng văn hóa giao thông, không chỉ các phương tiện cơ giới mà ngay cả người đi bộ cũng cần phải chấp hành đúng các quy định Luật Giao thông đường bộ

Bàn ở chỗ dường như nhiều người đi bộ trên đường còn không biết, không nắm rõ hoặc cố tình không chấp hành quy định đi đúng phần đường, hay do phần đường dành cho người đi bộ có nơi chưa hợp lý. Bàn còn bởi việc phạt người đi bộ cũng là một khó khăn đối với cảnh sát giao thông,...

Sau năm ngày triển khai xử phạt theo nghị định 34, CSGT Hà Nội đã xử phạt 6.869 trường hợp vi phạm, trong đó chỉ có 6 trường hợp người đi bộ sai quy định.

Lỗi vi phạm nhiều nhất là không đội mũ bảo hiểm chiếm tới 1.469 trường hợp. Tiếp đến là vi phạm ngồi trên ô tô không thắt dây an toàn (1.139 trường hợp), dừng đỗ sai quy định là 847 trường hợp, đi sai phần đường là 376 trường hợp, vượt đèn đỏ 425 trường hợp, chở hàng cồng kềnh 118 trường hợp, mở cửa đu bám khi ngồi trên ô tô là 121 trường hợp,...

Đem nội dung này trao đổi với Luật sư Lê Văn Hà (Hà Nội), ông nhận định, "thực tế, việc quy định xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ không phải là hoàn toàn mới tại Nghị định lần này (Nghị định 34/2010/NĐ-CP). Tuy nhiên, trước đây rất ít trường hợp người đi bộ bị phạt".

"Để tăng cường tính kỷ luật đối với người đi bộ tham gia giao thông, Nghị định lần này đã tăng mức xử phạt. Cụ thể như đi bộ qua dải phân cách, mang vác cồng kềnh gây cản trở giao thông phạt tăng lên từ 60-80.000 đồng... Tuy nhiên, làm thế nào để phạt được người đi bộ cũng là khó khăn đối với cảnh sát giao thông", luật gia chia sẻ.

Theo đại diện Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải, cảnh sát giao thông hoàn toàn có đủ cơ sở để xử phạt những người đi bộ vi phạm. Theo đó, đối với những hành vi vi phạm cụ thể, đặc biệt là hành vi gây nguy hiểm đối với người đang điều khiển phương tiện, lực lượng cảnh sát giao thông có thể căn cứ vào Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (ban hành năm 2002) để tạm giữ người đi bộ vi phạm và lập biên bản xử phạt.

Tuy nhiên, có ý kiến của cảnh sát giao thông cũng cho rằng, nếu xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm thì có thể lập biên bản, giữ giấy tờ xe hoặc tạm giữ phương tiện để chờ chủ phương tiện thực hiện việc nộp phạt. Nhưng đối với những người đi bộ, đặc biệt là những người không mang theo giấy tờ tuỳ thân, chưa kể trường hợp dù có mang theo giấy tờ hoặc tiền mà họ không tự giác nộp phạt thì cảnh sát giao thông rất khó xử lý vì không thể khám người hoặc tạm giữ người vi phạm,...

Bởi vậy, Luật gia Lê Văn Hà cho rằng, trong các biện pháp nhằm thay đổi hành vi pháp lý của người tham gia giao thông thì biện pháp xử phạt hành chính đang được xem là có hiệu quả tức thì. Và mức phạt cụ thể cũng đã được luật định.

"Cùng với đó, công tác tuyên truyền để người dân có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông càng trở nên quan trọng và đặc biệt cần thiết, để từng người người dân biết, từ đó điều chỉnh hành vi, có vậy mới thật sự xây dựng được văn hóa giao thông trong cộng đồng", Luật sư Lê Văn Hà khẳng định.

Điều 12. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
- Không đi đúng phần đường quy định;
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
- Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

- Nghị định 134/2010/NĐ-CP-

Minh Hằng