• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trẻ em phải được sử dụng thực phẩm an toàn

(Chinhphu.vn) - Chiều 21/5, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức hội thảo “Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ em”.

21/05/2012 19:17

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: VGP/Mai Chi

Hội thảo nhằm đánh giá và cung cấp thông tin tư vấn kiến thức tiêu dùng, giúp việc chăm sóc đời sống vật chất cho trẻ em tốt hơn, an toàn hơn.

Đây cũng là một diễn đàn trao đổi giữa cơ quan quản lý, nghiên cứu, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng để từ góc độ khác nhau, có cách đánh giá khách quan, khoa học việc bảo đảm chất lượng ATVSTP cho trẻ em.

Qua đó, đưa ra giải pháp sử dụng những thực phẩm đạt chất lượng ATVSTP.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế  cho biết,  Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực thi hành hơn được gần 1 năm nay. Từ khi có Luật, công tác VSATTP đã được chú trọng hơn trước. Tuy nhiên, đảm bảo được VSATTP vẫn là lĩnh vực “nóng” được xã hội quan tâm. Chúng ta cần hiểu rõ là ở góc độ người tiêu dùng, trẻ em là nhóm đối tượng tiêu dùng đặc biệt, chịu hậu quả nhiều nhất của những hành vi vi phạm về VSATTP. Từ đó, có cách ứng xử thích đáng.

Theo số liệu của cơ quan y tế, trong 8 năm (1999-2006) cả nước đã xảy ra 1.695 vụ ngộ độc thực phẩm, với 42.145 người mắc, 452 người tử vong. Nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chất lượng không bảo đảm, điển hình như vụ sữa nhiễm melamine năm 2008. ATVSTP còn bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất tạo nạc thuộc diện cấm trong chăn nuôi, kim loại nặng, chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc sử dụng không đúng quy định.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, thực tế những gì đã và đang diễn ra trên thị trường khiến cho người tiêu dùng hết sức lo ngại.

Có thể thấy trẻ em phải chịu hậu quả nặng nề nhất do dùng phải thực phẩm không an toàn, bởi lẽ các em chưa đủ nhận thức và chưa hiểu biết bằng người lớn, sức đề kháng của trẻ lại chưa cao và do thể trọng của trẻ thấp hơn nhiều so với người lớn nên khi dùng thực phẩm ô nhiễm sẽ có nguy cơ ngộ độc nhiều và nguy hiểm hơn so với người lớn.

Mai Chi