• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tri ân tiền nhân có công xác lập chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

(Chinhphu.vn) - Hơn 400 năm trước, các thế hệ cha ông từ đảo Lý Sơn đã vượt biển trên những chiếc thuyền câu đơn sơ, chấp nhận gian khổ và cả hy sinh để xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

17/04/2022 07:11
Tri ân tiền nhân vượt sóng vươn khơi, khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc - Ảnh 1.

Lễ khao lề tưởng nhớ hùng binh Hoàng Sa - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Ngày 16/4 ( nhằm 16/3 âm lịch), tại đình làng An Vĩnh, UBND huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)  tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng niệm những binh phu năm xưa đã có công ra quần đảo Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam từ hàng trăm năm trước.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa xưa tổ chức trang nghiêm, thành kính với những nghi thức cúng lễ như lễ cung nghinh, lễ yết, lễ thả thuyền...

Sau phần tế lễ, những trai tráng làm lễ rước thuyền và hình nhân hướng ra biển theo con đường mà các bậc tiền nhân. Hơn 400 năm trước, cha ông đã từ đất đảo Lý Sơn vượt biển trên những chiếc thuyền câu đơn sơ, chấp nhận gian khổ và cả hy sinh, nằm lại Hoàng Sa, Trường Sa trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc.

Tri ân tiền nhân vượt sóng vươn khơi, khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc - Ảnh 2.

Lễ rước thuyền và hình nhân nhằm tưởng nhớ những binh phu đã ngã xuống - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Ngay sau lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, bà con nhân dân Lý Sơn và du khách cùng hoà mình trong không khí lễ hội đua thuyền truyền thống tứ linh, cầu mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, mùa màng bội thu.

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của huyện Lý Sơn. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ ghi ơn công lao đóng góp của các vị tiền hiền, các vị hùng binh Hoàng Sa; phục vụ du khách đến tham quan tìm hiểu giá trị của các di tích liên quan đến việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông. 

Năm nay, lễ hội thu hút nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước và khách quốc tế đến tham quan đảo Lý Sơn hơn sau hai năm ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tri ân tiền nhân vượt sóng vươn khơi, khẳng định chủ quyền biển, đảo Tổ quốc - Ảnh 3.

Từ Lý Sơn, những binh phu năm xưa đã giong thuyền đến quần đảo Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam -Ảnh:VGP/Lưu Hương

Theo ông Phạm Thoại Tuyền, người dân An Vĩnh, huyện Lý Sơn, thì hàng năm, cứ đến ngày lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, mọi người con Lý Sơn và du khách lại tìm về di tích quốc gia đình làng An Vĩnh để thắp nén hương thơm và dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tỏ lòng thành kính với cha ông có công mở cõi xây dựng đất đảo trù phú và xác lập chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Nhiều du khách đến Lý Sơn vào dịp này cho biết rất hạnh phúc khi đến Lý Sơn vào đúng dịp lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Trong không khí thiêng liêng ngày lễ, cảm thấy bản thân càng yêu đất nước hơn, càng thấy được niềm tự hào, những sự hy sinh của những người lính giữ biển, đảo.

Lưu Hương