• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển khai chiến lược quốc gia phát triển ngành dược

(Chinhphu.vn) - UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

19/01/2018 16:16
Ảnh minh họa
Kế hoạch nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân Thành phố; phù hợp với cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng thời đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác, đặc biệt đối với các thuốc hiếm, thuốc chuyên khoa đặc trị; bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả; bảo đảm cung ứng thuốc cho đối tượng vùng ngoại thành.

Đến năm 2020, TPHCM phấn đấu cung ứng đủ và kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, đặc biệt đối với thuốc hiếm, thuốc chuyên khoa đặc trị. Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế đối với bệnh viện tuyến Thành phố đạt 60% và bệnh viện tuyến quận, huyện đạt 75%. Phấn đấu 40% thuốc generic sản xuất có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng. 30% nhà máy sản xuất thuốc đạt các tiêu chuẩn quốc tế.

Bảo đảm các cơ sở bán buôn thuốc duy trì tiêu chuẩn GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc); 100% cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt nhà thuốc); Trung tâm Kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm và thực phẩm đạt tiêu chuẩn GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc).

100% bệnh viện có kho thuốc đủ điều kiện bảo quản theo tiêu chuẩn GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc). 50% bệnh viện tuyến Thành phố có bộ phận dược lâm sàng và 50% bệnh viện tuyến quận, huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.

Đến năm 2030, các cơ sở y tế ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước phục vụ khám bệnh, chữa bệnh. 100% cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm, phân phối, bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn GPs (Thực hành tốt); 100% các bệnh viện có bộ phận dược lâm sàng hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu các nhà máy sản xuất thuốc theo định hướng phát triển sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có nguồn gốc sinh học hoặc thuốc có các dạng bào chế đặc biệt; ưu tiên các nhà máy hoạt động sản xuất gia công hoặc nhượng quyền sản xuất các thuốc biệt dược gốc.

Định hướng phát triển dược liệu theo hướng phát triển các kỹ thuật phân lập hoạt chất có tác dụng có hàm lượng cao hoặc tinh khiết phục vụ sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu.

Ưu tiên, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đầu tư kỹ thuật chiết xuất các dạng cao chiết để đăng ký tiêu chuẩn bán thành phẩm lưu hành trong nước; ưu tiên phát triển các kỹ thuật bào chế mới, hiện đại các thuốc từ dược liệu để có thể gia công sản xuất cho các địa phương. Liên kết đầu tư với các tỉnh lân cận trong quy hoạch và mở rộng vùng nuôi trồng dược liệu trong tương lai của Thành phố.

(theo SGGP)