• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển khai Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng

(Chinhphu.vn) – Cả nước có khoảng 15 triệu người đang cần được chăm sóc phục hồi chức năng, tuy nhiên hệ thống phục hồi chức năng vẫn thiếu và chưa được đánh giá đúng trong cộng đồng.

18/08/2023 15:57
Triển khai Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng - Ảnh 1.

Hội nghị triển khai Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030 - Ảnh: VGP/LH

Ngày 18/8, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng (PHCN) giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Chương trình).

Tại hội nghị, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh, PHCN là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống y tế hoàn chỉnh và đóng góp rất lớn trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đây là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết, hoặc chấn thương cấp tính, mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế.

Tuy nhiên, thời gian qua, ngành PHCN chưa được đánh giá đúng vai trò. Điển hình, có 10 địa phương đã sáp nhập bệnh viện PHCN vào bệnh viện y học cổ truyền, nhiều khoa PHCN bị giải tán, làm giảm sức mạnh của hệ thống này.

Nhiều đơn vị PHCN còn chật hẹp, thiếu trang thiết bị hiện đại, chưa phù hợp với người khuyết tật, như không có lối đi cho người đi xe lăn, không có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu... Các kỹ thuật can thiệp bằng dụng cụ PHCN chưa được bảo hiểm y tế hỗ trợ, việc đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực PHCN còn khiêm tốn về số lượng và chưa đủ mã ngành đào tạo để đáp ứng các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực này…

"Hiện nay, cả nước có khoảng 15 triệu người cần chăm sóc PHCN, tuy nhiên nhân lực trong lĩnh vực này còn rất thiếu", ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết.

Tháng 5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình, với mục tiêu bảo đảm người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ PHCN có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, giảm tỉ lệ khuyết tật trong cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, quyết định này có ý nghĩa đặc biệt, trở thành cơ sở để Bộ Y tế bảo vệ sự tồn tại của hệ thống PHCN trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Để triển khai thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 569, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương căn cứ vào nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ của Chương trình và tình hình thực tiễn của địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong quá trình thực hiện.

Đối với các cơ quan, đơn vị chuyên môn, viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ, ngành Trung ương và địa phương, cần nghiên cứu kỹ, chủ động, có giải pháp sáng tạo, phù hợp và các đề án dự án cụ thể cả về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đề ra...

5 chỉ tiêu phát triển hệ thống PHCN 

Đó là: Trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; trên 90% các tỉnh, thành phố triển khai mô hình PHCN dựa vào cộng đồng.

Trên 90% cơ sở PHCN, bao gồm bệnh viện, trung tâm, khoa được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.

Trên 90% bệnh viện PHCN đạt mức chất lượng từ khá trở lên.

100% bệnh viện, trung tâm chỉnh hình-PHCN, đơn vị cung cấp dịch vụ PHCN thuộc Bộ LĐTB&XH và các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, PHCN theo quy hoạch, kế hoạch.

Tỉ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực PHCN đạt tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

Hiền Minh