Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị
Trước những vụ tại nạn giao thông đường sắt xảy ra gần đây, Thứ trưởng đã nêu ra 7 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012, năm xiết lại trật tự kỷ cương, an toàn giao thông đường sắt. Trong đó chú trọng đến việc triển khai các giải pháp để giảm thiểu tại nạn giao thông đường sắt, như: lắp thêm đèn cảnh báo, mở rộng phạm vi đặt tín hiệu báo có tàu xa hơn 30 - 40m so với hiện nay; xem lại chất lượng của còi trên đầu máy; chủ động làm việc phối hợp với địa phương; không chờ địa phương phối hợp với đường sắt...
Tại buổi hội nghị, Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết: Năm 2011, toàn mạng đường sắt đã xảy ra 533 vụ tại nạn giao thông đường sắt, tăng 13,2% so với năm 2010. Trong đó nguyên nhân khách quan chiếm 514 vụ, tăng 14,2%; chủ quan 17 vụ, giảm 10,5%; Sự cố chạy tàu xảy ra 955 vụ, giảm 2,6%, trong đó do khách quan 338 vụ, chủ quan 617 vụ. Do tai nạn giao thông và các sự cố chạy tàu nên trong năm qua, số giờ tàu bị chậm gần 1.276 giờ, làm hỏng hơn 3.100m đường sắt, 16 đầu máy, 30 toa xe và 213 ô tô, xe máy.
Theo Tổng công ty đường sắt Việt Nam thì nguyên nhân gây ra các vụ tại nạn giao thông đường sắt cho thấy, 96,4% là do khách quan, tức là do ý thức của người tham gia giao thông gây ra, trong đó có tới 72% số vụ xảy ra ở các đường ngang dân sinh (bất hợp pháp), số vụ xảy ra ở đường ngang có người gác chiếm 2,1%, đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động chiếm 6,4%.
Phân tích những hạn chế, tồn tại Tổng công ty đường sắt Việt nam đã đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong năm 2012, Cục đường sắt Việt nam đề ra 6 nhiệm vụ và 9 giải pháp cụ thể với quyết tâm kéo giảm tai nạn giao thông đường sắt xuống 10% ở cả 3 chỉ tiêu, số vụ, số người chết và bị thương. Đặc biệt không để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng do chủ quan gây ra.