• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển khai Luật Dân quân tự vệ ở Quảng Ninh: Khi cả hệ thống chính trị vào cuộc

Quảng Ninh là tỉnh có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương (QS, QPĐP), đặc biệt là thực hiện Luật Dân quân tự vệ (DQTV). Báo Quân đội nhân dân vừa có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Trần Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh về kinh nghiệm xây dựng gắn với bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV.

05/08/2011 12:13

Phóng viên (PV): - Đề nghị đồng chí cho biết công tác triển khai thực hiện Luật DQTV ở tỉnh Quảng Ninh có những thuận lợi, khó khăn gì?

Thiếu tướng Trần Thành: Quảng Ninh nằm phía Đông Bắc của Tổ quốc, địa hình đa dạng (biên giới, miền núi, đồng bằng và biển, đảo), có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với nước bạn dài 132,8km; 250km bờ biển, hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ... Quảng Ninh cũng là tỉnh có đông lực lượng TV trong các loại hình doanh nghiệp, trong đó riêng ngành than đã có gần một vạn cán bộ, chiến sĩ... Với đặc điểm địa lý, kinh tế-xã hội (KT-XH) trên, Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng-an ninh (QP-AN) và đối ngoại.

Tuy vậy, tỉnh cũng gặp những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH gắn với củng cố QP-AN, đó là đời sống nhân dân ở một số địa phương, nhất là vùng sâu, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí, nhận thức về nhiệm vụ QP-AN còn hạn chế. Ngân sách bảo đảm cho nhiệm vụ QP-AN còn hạn hẹp. Mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc thực hiện nhiệm vụ QS, QPĐP nói chung và triển khai Luật DQTV nói riêng.

PV: Bộ CHQS tỉnh đã có những chủ trương, biện pháp gì để đưa nhanh Luật DQTV vào cuộc sống, thưa đồng chí?

Thiếu tướng Trần Thành: Muốn triển khai thành công thì trước hết phải bảo đảm tính thống nhất cao cả về nhận thức và hành động từ lãnh đạo tỉnh đến các cấp, các ngành và toàn xã hội. Bởi vậy, ngay sau khi Luật DQTV được ban hành và có hiệu lực, chúng tôi đã kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức rất tốt việc quán triệt, phổ biến Luật DQTV đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ngoài phương pháp làm theo hướng dẫn của trên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức học tập, quán triệt trực tuyến đến cán bộ chủ chốt cấp xã và tổ chức học tập trung cho các đối tượng khác ở cơ sở; tổ chức tuyên truyền trên Báo Quảng Ninh hằng ngày. Nhờ đó tỉnh đã tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện luật.

Cùng với đó, chúng tôi kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo cơ quan quân sự các địa phương phân công cán bộ theo dõi, giúp đỡ các cơ sở tổ chức thực hiện… Nhờ bám sát cơ sở, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra thường xuyên nên mọi vướng mắc trong triển khai thực hiện luật được phát hiện, tháo gỡ kịp thời.

PV: Đề nghị đồng chí nói rõ hơn về việc này?

Thiếu tướng Trần Thành: Kinh nghiệm cho thấy chế độ chính sách thường nảy sinh vướng mắc, bởi vậy cùng với tham mưu xây dựng Kế hoạch số 4408/KH-UBND về việc tổ chức tập huấn triển khai Luật DQTV cấp tỉnh, huyện và các đơn vị TV trực thuộc, Bộ CHQS đã tham mưu cho HĐND tỉnh có Nghị quyết số 24-NQ/HĐND ngày 10/12/2010 và Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 65/2011/QĐ-UBND “Về việc quy định cụ thể mức phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng DQTV”. Ngoài ra UBND tỉnh cũng có Quyết định 327/QĐ-UBND về công tác giáo dục QP-AN năm 2011; Quyết định 663/QĐ-UB về ban hành kế hoạch tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về DQTV và công tác DQTV năm 2011; Quyết định 1054/QĐ-UB về việc phê duyệt dự toán kinh phí mua sắm trang phục cho lực lượng DQTV…

PV: Mức phụ cấp, trợ cấp cụ thể đối với lực lượng DQTV Quảng Ninh được thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?

Thiếu tướng Trần Thành: Để lực lượng DQTV luôn yên tâm gắn bó, hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần phải có những chế độ, chính sách phù hợp. Ngay từ cuối năm 2010, Bộ CHQS tỉnh đã tổng hợp, báo cáo giải trình cụ thể đề nghị Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xem xét, thông qua mức phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng DQTV. Ngày 10-1-2011, UBND tỉnh đã có quyết định về việc quy định mức phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng DQTV. Theo đó, mức trợ cấp ngày công của dân quân là 0,10 mức lương tối thiểu (Luật DQTV quy định không thấp hơn hệ số 0,08); mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân biển là 0,15 mức lương tối thiểu (Luật DQTV quy định không thấp hơn hệ số 0,12); mức phụ cấp hằng tháng của thôn đội trưởng là 0,5 mức lương tối thiểu; mức hỗ trợ đóng BHXH hằng tháng đối với chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã là 0,3% mức lương tối thiểu...

Như vậy, các mức phụ cấp, trợ cấp theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh đều vượt mức tối thiểu theo quy định của luật. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp cho lực lượng DQTV của Quảng Ninh luôn yên tâm, gắn bó thực hiện tốt nhiệm vụ.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!