• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 tại TP. HCM: Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng phục vụ công tác quản lý đất đai

Phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 nói riêng, trong những năm qua TP.HCM không ngừng tăng cường hoàn thiện tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức, cơ sở vật chất của hệ thống cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.

14/04/2011 15:27

Phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 nói riêng, trong những năm qua TP.HCM không ngừng tăng cường hoàn thiệntổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức, cơ sở vật chất của hệ thống cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.

Nguồn nhân lực mạnh

Năm 2003,Sở TN&MT TP. HCM được thành lập với 11/19 phòng ban thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực đất đai, tổng số nhân sự là 602 người trên 846 người toàn Sở (trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ lệ trên 62,2%). Trong đó, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố (trước đây là Trung tâm Thông tin TN&MT và Đăng ký nhà đất thành phố) thực hiện dịch vụ công về đất đai; Trung tâm Phát triển quỹ đất (trước đây là Trung tâm Thu hồi và khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư) thực hiện chức năng tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu vực đô thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nước đã thu hồi.

Đối với cấp quận - huyện: Phòng TN&MT và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng ở 24 quận huyện đã được thành lập để thực hiện chức năng giúp UBND các quận - huyện trong công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng tại địa phương. Hiện nay, 19/24 quận - huyện đã thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (dự kiến trong năm 2011 sẽ thành lập đầy đủ Văn phòng trên địa bàn 24 quận - huyện). Tổng số nhân sự tham gia thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận - huyện hiện nay là 723 người (chưa tính nhân sự của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng), với trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 72%, trong đó Đại học chuyên ngành quản lý đất đai chiếm tỷ lệ 30%, trung cấp chiếm tỷ lệ 18%.

Đối với cấp xã: đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp UBND xã, phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương hiện có 527 người (trung bình mỗi phường - xã - thị trấn bố trí ít nhất 01 cán bộ địa chính), trong đó gần 41% có trình độ Đại học, 51% trình độ trung cấp.

Như vậy, hệ thống cơ quan quản lý đất đai đã được tổ chức đầy đủ ở cả 03 cấp từ thành phố đến chính quyền địa phương xã - phường - thị trấn, với đội ngũ cán bộ ngày càng được củng cố, hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng đã góp phần đáng kể vào việc tham mưu cho chính quyền thành phố thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn trong thời gian qua.

Những yêu cầu đặt ra

Tuy nhiên, trước yêu cầu và tốc độ phát triển ngày càng cao, tổ chức bộ máy cũng như đội ngũ cán bộ công chức vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần sớm được khắc phục. Chức năng của một số phòng ban còn trùng lắp hoặc chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường cho phù hợp với các quy định hiện hành còn chậm vì hiện nay Sở mới tiếp nhận thêm một số chức năng, nhiệm vụ được chuyển giao từ Sở Tài chính (dự kiến trong năm 2011 sẽ kiện toàn xong).

Lực lượng quản lý đất đai còn thiếu về số lượng lại phân bố chưa khoa học nên thường trong tình trạng quá tải. Hiện nay, số lượng biên chế được giao cho các Phòng TN&MT quận - huyện chỉ từ 15 đến 25 người, chưa tương xứng với khối lượng công việc được giao, nhất là đối với các quận mới đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ như quận Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Gò Vấp, ... Mặt khác, tiền lương của cán bộ, công chức thấp không đủ trang trải cuộc sống trong khi yêu cầu và áp lực, trách nhiệm công việc ngày càng cao.

Phần lớn đội ngũ cán bộ trẻ kinh nghiệm chưa nhiều lại thường xuyên thay đổi nhất là đội ngũ cán bộ địa chính phường - xã - thị trấn nên kỹ năng tác nghiệp, xử lý công việc còn hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác được giao. Bởi lẽ theo cơ chế hiện nay, cơ quan quản lý đất đai địa phương trực thuộc chính quyền địa phương (liên kết ngang) và chỉ chịu sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn của cơ quan quản lý cấp trên (liên kết dọc). Do đó, vấn đề nhân sự của các cơ quan quản lý đất đai là do chính quyền địa phương quyết định. Trong khi đó ở các cấp địa phương, đặc biệt là phường - xã, lực lượng nhân sự này thường chịu sự tác động của việc thay đổi nhiệm kỳ, nhất là khi có lãnh đạo mới là khá phổ biến dẫn đến tình trạng nhân sự của bộ máy quản lý đất đai kém ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn nhất là trong điều kiện hệ thống thông tin đất đai hiện nay còn chưa hoàn thiện.

Ngoài ra, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất mới được thành lập, đội ngũ cán bộ, công chức, các điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý và sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác còn chưa đảm bảo để thực hiện tốt khối lượng công việc được giao.Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa các Sở - ngành hiện nay liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều bất cập, việc tích hợp thông tin trong quản lý còn nhiều hạn chế.

Để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đất đai, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ TN&MT... không phân cấp quản lý theo đối tượng là chủ sử dụng đất (tổ chức hay cá nhân) như hiện nay mà cần quản lý theo thửa đất và quản lý theo khu vực hoặc theo ranh giới hành chính xã phường. Khu vực nào đã có dữ liệu tương đối đầy đủ và ít biến động thì tập trung hoàn chỉnh và đưa vào quản lý theo hệ thống trước, quản lý cuốn chiếu từng khu vực.

Công tác quản lý đất đai cần tập trung vào lĩnh vực kinh tế đất, khai thác nguồn thu từ đất thông qua Tổ chức phát triển quỹ đất. Công tác phát triển quỹ đất nếu thực hiện tốt sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển ổn định và minh bạch, góp phần hạn chế tiêu cực và nâng cao vai trò chủ động của Nhà nước trong việc khai thác có hiệu quả quỹ đất sạch phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Tổ chức phát triển quỹ đất cần được kiện toàn đồng bộ với cơ chế tài chính phù hợp (vì hiện nay Tổ chức phát triển quỹ đất chỉ là đơn vị dự toán cấp 2 nên không thể tự mình chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định hiện hành với khối lượng nguồn vốn được giao rất lớn), để thực sự phát huy hết hiệu quả công việc được giao, góp phần kinh tế hóa lĩnh vực đất đai; Tổ chức phát triển quỹ đất cấp quận - huyện chỉ thành lập khi có nhu cầu để hạn chế lãng phí bộ máy và có quy định rõ về nhiệm vụ cũng như mối quan hệ trực thuộc với tổ chức phát triển quỹ đất thành phố. Ngoài ra, hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cần được quản lý thống nhất theo ngành dọc.

Nguyễn Thanh