• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển lãm lên án sự vô nghĩa của chiến tranh

(Chinhphu.vn)- Ngày 14/12 tới đây, dự án nghệ thuật sắp đặt “Bức tường” của Bôpha Xôrigia - Lê Huy Hoàng sẽ khai mạc tại Viện Goethe Hà Nội, một thông điệp lên án sự vô nghĩa của chiến tranh.

11/12/2012 08:24

Một tác phẩm trong triển lãm Bức tường.

"Bức tường” làm từ xương động vật được xử lý đặc biệt, cao hơn 4m và dài 10m, chia phòng triển lãm của Viện Goethe thành hai không gian biệt lập, gợi cảm giác áp chế, để khán giả tự tìm thấy phần chìm ý nghĩa, qua đó lên án sự vô nghĩa của chiến tranh.

Dự án của nghệ sỹ Bôpha Xôrigia - Lê Huy Hoàng được Quỹ Văn hóa Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch hỗ trợ thực hiện, được trưng bày tại Viện Goethe Hà Nội đến hết ngày 7/1/2013.

Bôpha Xôrigia - Lê Huy Hoàng sinh tại Hà Nội, là người Campuchia gốc Việt, từng học Đại học Mỹ thuật Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội, đã có hàng chục triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm tại Hà Nội, Bangkok và Phnompenh.

Nghệ sỹ Lê Huy Hoàng từng là nạn nhân của nạn diệt chủng Pol Pot. Theo nghệ sỹ Lê Huy Hoàng, sau 2 năm suy nghĩ và phát triển dự án, khởi điểm chỉ là lấy ý tưởng từ nạn diệt chủng Campuchia đã gây ra cho nhân dân nước này, trong đó có cả gia đình tôi, và một số người dân Việt Nam. Câu chuyện ban đầu chỉ mang tính cá nhân và gói gọn trong một đất nước. Sau đó, nghệ sỹ đã tìm hiểu sâu hơn và thấy rất nhiều nơi trên cũng tồn tại những nỗi đau tương tự, từ đó phát triển tác phẩm mang ý nghĩa toàn cầu hơn.

Trong lịch sử loài người có rất nhiều bức tường được dựng lên rồi lại bị phá bỏ và trên đó hằn lên dấu vết của nỗi buồn nhân loại. Không chỉ có những bức tường bằng thép và bê tông mà còn cả những bức tường ảo như sự định kiến, phân biệt hay như sự thiếu hiểu biết tồn tại trong xã hội.

Triển lãm “Bức tường” là một phép ẩn dụ nhằm ám chỉ sự ngăn cách, khu biệt, ly cách, giam cầm một cá nhân hay một cộng đồng nào đó. Ngay trong nội tâm của con người cũng có những bức tường vô hình biến con người thành robot vô cảm.

Trên thế giới, những bức tường đã sụp đổ hoặc còn đang tồn tại ở dạng này hay dạng khác, chia cách các quốc gia, các cộng đồng như bức tường Berlin, Bắc và Nam Triều tiên, dải Gaza, ở Việt Nam là dòng sông Bến Hải trước 1975, những bức tường đó đã và đang chồng chất biết bao xương máu con người.

Hà Lê