• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển lãm và giao lưu với các nhân vật trong bộ ảnh “Họ đã sống như thế”: tiếp thêm nghị lực sống cho người khuyết tật

Tham dự và giao lưu với các nhân vật trong bộ ảnh “Họ đã sống như thế” của tác giả Nguyễn Á tại công ty Taekwang Vina (khu công nghiệp Biên Hòa 2) vừa qua, nhiều người đã không kìm nổi được xúc động, xúc động vì cảm thông những nghịch cảnh cuộc đời, xúc động vì cảm phục trước những nỗ lực phi thường để vượt lên cuộc sống tật nguyền về thể xác để sống ý nghĩa trước cuộc đời.

13/06/2011 18:06
*Mỗi nghịch cảnh – một nghị lực sống Trong khuôn viên triển lãm bộ ảnh, góc này, một nhóm công nhân nữ đã khóc sụt sùi trước bức ảnh về câu chuyện cuộc đời của “Đóa hướng dương” Thanh Thúy (đã mất vì bênh ung thư), góc kia, nhiều người tỏ vẻ thán phục trước một thương binh mất cánh tay có thể cõng không biết bao nhiêu gạch… Tôi hiểu những giọt nước mắt đó họ giành cho sự cảm phục trước một con người lạc quan, vui tươi, rạng rỡ cho đến phút giây cuối cùng khi rời bỏ cuộc đời. Thúy ra đi để lại cho bao nhiêu người một niềm tin, tình yêu thương và sự quý trọng sự sống vô bờ bến, và sự thực đã có nhiều chương trình ý nghĩa về “Viết tiếp ước mơ của Thúy” được thực hiện để mang lại nghị lực cho nhiều bệnh nhân ung thư khác sống và sống lạc quan hơn. Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á đã kịp thời ghi lại những khoảng khắc diệu kỳ ấy trong cuộc đời của Thúy để gửi gắm lại cho độc giả trên khắp cả nước. Một tiết mục ấn tượng tại buổi giao lưu với người khuyết tật Kế bên bộ ảnh về cuộc đời ‘Đóa hướng dương”, người xem không khỏi khâm phục trước những điều diệu kỳ mà “hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hùng (quê Nghệ An) đã làm được. Nguyễn Công Hùng đã được rất nhiều người biết đến, song đứng trước bộ ảnh về anh, không ai không ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh về anh, về một hình hài tật nguyền nhưng làm được quá nhiều điều mà những người lành lặn khó có thể thực hiện được. Lắng đọng trong 90 bộ ảnh về 90 con người khuyết tật được tác giải Nguyễn Á thực hiện trong gần 2 năm với việc rong ruổi trên khắp các nẻo đường đất nước, mang theo niềm tin yêu và thông cảm với những câu chuyện không may mắn, Nguyễn Á đã tặng cho mọi người những bài hoc giá trị về nghị lực vươn lên, chiến thắng số phận và làm được nhiều kỳ diệu. Tác giả Nguyễn Á chia sẻ “Tôi chưa tìm thấy bất kỳ một nét tật nguyền nào trong trái tim và tâm hồn của những con người khiếm khuyết về thân thể ấy. Ý định ban đầu của tôi là đến với cuộc sống của khuyết tật và ghi lại những khoảnh khắc cuộc đời của họ, đi và cảm nhận nhiều tôi thấy họ thật diệu kỳ, tuy nhiên với những bức ảnh đơn, tôi nghĩ sẽ không nói lên được điều gì cả nên ý định tập hợp lại thành một bộ ảnh đã khiến tôi cho ra đời “Họ đã sống như thế”. Hiện bộ ảnh đã được mời triển lãm hàng trăm địa điểm, ở đâu, tôi cũng nhận được sự ưu ái, trân trọng, đó là điều hạnh phúc nhất mà tôi nghĩ tôi nên giành tặng điều đó cho những “người hùng” trong bộ ảnh của mình. Với người khuyết tật, nghị lực và niềm tin yêu là điều quan trọng nhất để vươn lên Không chỉ cảm phục những số phận cuộc đời của những nhân vật đặc biệt thông qua bộ ảnh của Nguyễn Á, khi có dịp được trực tiếp giao lưu với họ, mỗi người đều tìm thấy cho mình những bài học giá trị để sống có ích hơn. *Tiếp thêm nghị lực sống cho mọi người Ấn tượng với câu chuyện của ca sĩ khuyết tật miệng Tô Thị Thanh Thủy Tiên (thành phố Hồ Chí Minh), câu chuyện về số phận đắng cay đã cướp đi của một cô bé hồn nhiên hình hài khuôn mặt xinh xắn, thay vào đó là những chuỗi ngày chị phải đối mặt với sự mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, xã hội. Những tưởng, người con gái hiền lành, hoạt bát, hát hay ấy chịu bó buộc cuộc đời mình trong bốn bức tường…Thế nhưng, nghị lực đã giúp Thủy Tiên vươn lên, miệt mài tập luyện và mạnh dạn tham gia các hội thi hát. Giải Nhất tiếng hát về Trịnh Công Sơn như một định mệnh tiếp thêm sức mạnh để Thủy Tiên trở thành một ca sĩ thành công, được nhiều người biết đến như bây giờ. Quan trọng hơn, với Thủy Tiên “Chỉ cần có nghị lực và biết tin yêu cuộc đời thì người khuyết tật cũng hoàn toàn có thể thành công”. Tiết mục kịch câm hài hước của anh Khiêm (bị câm, điếc) gây nhiều xúc động cho khán giả Không chỉ với Thủy Tiên, tại buổi giao lưu với người khuyết tật trong bộ ảnh của Nguyễn Á, khán giả đã hoàn toàn bị thuyết phục trước nghị lực sống của một người thầy giáo mù, rất yêu đời, yêu cuộc sống và rất tài hoa. Thầy giáo Dương Huỳnh Thanh Phú, hiện là giáo viên dạy nhạc của Trung tâm Nuôi dạy và hướng nghiệp trẻ khiếm thị TP Hồ Chí Minh. Thầy còn là sinh viên tiêu biểu của Khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh. Lắng nghe thầy Phú hát “Về quê tắm trâu” hay “Lối nhỏ về quê”…không ai không cảm nhận được niềm tin yêu cuộc đời được gủi gắm trong đó. Mỗi câu chuyện được giao lưu, mỗi bức ảnh được trưng bày là một câu chuyện đáng trân trọng, cảm phục. Đã có không ít người bày tỏ niềm hạnh phúc vì cảm nhận được những giá trị tinh thần vô giá trong đó. Chị Lê Thị Vóc, một công nhân khuyết tật làm việc tại công ty Teakwang bày tỏ xúc động, được xem và được nghe những câu chuyện cuộc đời của những người khuyết tật, em nghe như đâu đó quanh em đều có sự đồng điệu, cảm thông với cuộc đời. Và em cũng nhận ra rằng, là người khuyết tật, nhưng nếu còn khả năng làm việc thì chỉ cần cố gắng là vẫn làm được những gì mình muốn. Một phần bộ ảnh 'Dị tật nhưng lạc quan, yêu đời" .trưng bày tại triển lãm Không chỉ riêng chị Vóc, hơn 200 công nhân khuyết tật tại Công ty Teakwang và tất cả những người tham dự triển làm ảnh “Họ đã sống như thế”, được giao lưu, lắng nghe những câu chuyện cuộc đời đầy xúc động, lắng nghe họ hát, họ diễn kịch…đều tiếp thêm cho mình những bài học giá trị để cố gắng, cố gắng sống có ích, cố gắng vượt lên tất cả dù ở hoàn cảnh nào. Diệu Linh