• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển vọng mới của sâm Ngọc Linh

(Chinhphu.vn) - Việc Chính phủ thông qua Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, đồng thời công nhận Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia đã giúp thương hiệu và giá trị cây sâm tăng lên rất cao.

05/06/2020 09:00
Việc ươm giống và chăm sóc cây con trong nhà lưới cho hiệu quả cao - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có trên 832 loài dược liệu, trong đó có 36 loài cây thuốc hiện nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt, cây sâm Ngọc Linh được coi là loại dược liệu quý hiếm.

Tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam, cây sâm đã phát triển ở 7 xã với hơn 1.500 hộ tham gia trồng.

Ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, cây sâm đã và đang là sản phẩm giúp thay đổi cuộc sống người dân miền núi Nam Trà My, đặc biệt khi mà giá trị sâm củ không ngừng tăng cao.

Trong các phiên chợ sâm gần đây, mỗi cân sâm có giá từ 80-200 triệu đồng. Bình quân một ha sâm trồng sau 5 năm có thể cho thu nhập từ 70-75 tỷ đồng. Nhờ cây sâm, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây không chỉ thoát nghèo mà đã trở nên khá giả.

Mục tiêu đến năm 2020, diện tích bảo tồn nguồn giống và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My đạt 665,4 ha. Đến năm 2025, trồng thêm 2.000 ha, những năm tiếp theo sẽ trồng hết diện tích quy hoạch, đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây hàng hóa mũi nhọn nhằm phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam.

Mới đây, Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam vừa nghiên cứu thành công các biện pháp ứng dụng khoa học vào quá trình gieo ươm hạt giống, bước đầu đạt hiệu quả cao, tỷ lệ cây sâm con mọc khoẻ, số cây tăng dần theo từng năm.

Theo ông Hồ Văn Du, trú tại Nóc Măng Lùng, thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, trước đây, việc gieo ươm hạt giống sâm Ngọc Linh được thực hiện trực tiếp dưới tán rừng, nên tỷ lên cây con mọc thấp. Đặc biệt, sau khi cây mọc mầm bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, có năm sâu bệnh làm cây chết gần như toàn bộ, xem như mất trắng cả vụ cây giống. Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, người dân đã được Trung tâm Sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My tập huấn về công tác gieo ươm giống và chăm sóc cây con, bước đầu cho hiệu quả rất cao.

“Trước đây, gieo dưới tán rừng 30 hạt cây con mọc lên chỉ khoảng 10 cây. Bây giờ, chúng tôi đã biết cách gieo ươm giống trong nhà lưới có mái che nên tỷ lệ cây con tăng lên khoảng 80%, số lượng hạt giống và tỷ lệ cây giống khoẻ có thể xuất vườn đạt gần 60%. Đây là tín hiệu đáng mừng của người trồng sâm”, ông Du phấn khởi cho biết.

Sâm Ngọc Linh mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con miền núi thoát nghèo - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Ông Trần Út, Giám đốc Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam cho biết, hiện tại Trung tâm đã cơ bản làm chủ được quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống sâm Ngọc Linh, vườn sâm giống gốc cũng đã áp dụng biện pháp canh tác theo hướng sinh thái phù hợp. 

Ngoài việc gieo ươm hạt giống trong nhà lưới có mái che thì Trung tâm đã tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như chọn hạt giống khỏe, sạch bệnh để tạo cây giống, làm sạch nguồn bệnh trong giá thể mùn đất, giữ độ ẩm bằng cách luôn tưới nước và vệ sinh vườn ươm, hạn chế người lạ vào vườn ươm…

Theo ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở KH&CN Quảng Nam, cách đây hơn 10 năm, khi biết giá trị cây sâm Ngọc Linh, người dân đã khai thác quá mức và gieo ươm trực tiếp dưới tán rừng nên tỷ lệ nảy mầm rất thấp, khoảng 40%, tỷ lệ sống đủ tiêu chuẩn xuất vườn cũng rất thấp với khoảng gần 30%.

Theo kết quả của một số đề tài nghiên cứu, ngâm mủ, nước ấm, ủ cát…, các biện pháp vật lý và hóa học thì cho ra tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống khi cây xuất vườn rất cao. Khoảng khoảng 4-5 năm trở lại đây, tỷ lệ cây con mọc đạt 80%. 

Hiện tỉnh Quảng Nam đang triển khai các biện pháp để thực hiện các dự án sản xuất giá thể sâm Ngọc Linh, dự án khảo nghiệm nuôi cấy mô, dự án chế biến sâu về sâm Ngọc Linh cho mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... Tuy nhiên, cũng cần nhiều thời gian và nguồn nhân lực có kinh nghiệm để triển khai. 

Lưu Hương