• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trình QH dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù cho Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9 quốc hội khóa XIV, sáng 9/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

09/06/2020 14:37

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Ảnh: Quochoi.vn

Báo cáo tại kỳ họp, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thời gian qua, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội và tài chính-ngân sách của cả nước. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa và tình trạng gia tăng dân số cơ học đã gây sức ép rất lớn đối với hạ tầng kinh tế-xã hội, gây ra tình trạng ô nhiễm, ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị và các vấn đề về an ninh trật tự xã hội.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, mặc dù Quốc hội đã ban hành Luật Thủ đô năm 2012, đồng thời căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành Nghị định số 63/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội nhưng trước những yêu cầu phát triển mới đòi hỏi phải có những cơ chế tài chính đặc thù khác so với một số Luật hiện hành cho phù hợp với thực tế yêu cầu phát triển, quy mô kinh tế-xã hội và yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội đối với thành phố Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong khi chờ tổng kết để sửa Luật Thủ đô năm 2012, Chính phủ trình Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc xây dựng Nghị quyết bảo đảm tuân thủ Hiến pháp; phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Thủ đô Hà Nội, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ gắn với tăng cường trách nhiệm của chính quyền thành phố Hà Nội. Đồng thời, thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch, bảo đảm việc thực hiện kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp của Thành phố, sự giám sát của người dân, của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể.

Đồng thời, cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù thí điểm đối với Thủ đô phải đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung của cả nước, kết hợp giữa cái chung và cái riêng trên tinh thần Hà Nội vì cả nước và cả nước vì Hà Nội, phát triển ngày càng văn minh, hiện đại.

Về những nội dung cơ bản của Nghị quyết, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Điều 1 và Điều 2 quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng. Theo đó, quy định cho thành phố Hà Nội được thí điểm một số cơ chế, chính sách về tài chính-ngân sách đặc thù thuộc Thành phố quản lý; Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định về quản lý thu ngân sách nhà nước; Điều 4 quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước; Điều 5 về mức dự nợ vay và sử dụng quỹ dự trữ tài chính; Điều 6 về điều khoản thi hành. Thời gian thực hiện thí điểm là 5 năm và xác định rõ trách nhiệm của thành phố Hà Nội, Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết, vai trò giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp của thành phố Hà Nội.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, dự kiến nguồn lực tài chính bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết bao gồm: Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu; ngân sách của địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn tài chính hợp pháp khác

Về điều kiện bảo đảm thi hành, Chính phủ xác định ban hành văn bản tổ chức thi hành Nghị quyết phù hợp với quy định; tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị quyết và các quy định có liên quan kịp thời đến các cơ quan, tổ chức và người dân. Thực hiện công tác kiểm tra thanh tra, giám sát tình hình thi hành Nghị quyết.

Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ về đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Toàn Thắng