• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung 23/58 điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành

(Chinhphu.vn) - Cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội nhằm hoàn thiện thể chế góp phần thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng.

15/05/2025 14:46
Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung 23/58 điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành- Ảnh 1.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Tờ trình

Sửa đổi, bổ sung 23/58 điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành và bổ sung 1 điều mới

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, sáng 15/5, Quốc hội làm việc ở hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội.

Theo đó, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Chương trình lập pháp của Quốc hội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.

Tờ trình nêu rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội nhằm hoàn thiện thể chế góp phần thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng. 

Việc khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2022 là cần thiết để bảo đảm phù hợp, thống nhất với các luật, nghị quyết của Quốc hội mới được ban hành, bảo đảm đồng bộ để triển khai hiệu quả, thông suốt hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan có liên quan sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan tổ chức rà soát các luật, nghị quyết của Quốc hội có nội dung liên quan, trên cơ sở đó, đề xuất đề xuất phạm vi sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội tập trung vào 3 nhóm nội dung chủ yếu.

Một là, sửa đổi, bổ sung các quy định để phù hợp với Luật số 62/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật, nghị quyết có liên quan về tổ chức bộ máy. 

Hai là, sửa đổi, bổ sung các quy định để bảo đảm sự phù hợp và tương thích với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 64/2025/QH15. 

Ba là, sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác để bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là của Chính phủ trong quy trình lập pháp, lập quy. Chính phủ và các cơ quan trình dự án luật chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật do cơ quan mình trình. 

Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời trong xây dựng chính sách, pháp luật giữa Quốc hội và Chính phủ, giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương; gắn với phát huy trách nhiệm của các cơ quan trong từng khâu của quy trình.

Về bố cục và nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi, bổ sung 23/58 điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành và bổ sung 1 điều mới.

Nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị quyết sửa đổi một số vấn đề như: Sửa đổi, bổ sung các quy định để phù hợp với Luật số 62/2025/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật, nghị quyết của Quốc hội về tổ chức bộ máy. Trong đó sửa đổi các quy định về: Tên các cơ quan của Quốc hội: Bổ sung trong Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định về trình tự Quốc hội xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức các cơ quan của Quốc hội; Sửa đổi quy định về kỳ họp bất thường thành kỳ họp không thường lệ; Sửa đổi quy định liên quan đến Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký và việc triển khai các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội; Bổ sung một khoản (khoản 3 Điều 34) quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết để bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ và bao quát đầy đủ các trường hợp như đã thực hiện trên thực tế; Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 48 về quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

Dự thảo Nghị quyết cũng sửa đổi, bổ sung các quy định để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 64/2025/QH15, như việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết; Về áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn…

Đối với quy định về chủ thể giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và trình tự xem xét, thông qua đối với các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về 02 phương án sửa đổi, bổ sung Điều 50 và Điều 51 của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành đối với nội dung nêu trên, cụ thể:

Phương án 1: Để phát huy tính chủ động và trách nhiệm giải trình của cơ quan trình đối với các nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định về kinh tế - xã hội, đồng thời, bảo đảm sự tương đồng với những đổi mới trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm của cơ quan trình và trình tự thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Nội quy kỳ họp Quốc hội theo hướng quy định: cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý và báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với các nội dung về kinh tế - xã hội; các nội dung này được xem xét, thông qua tại 1 kỳ họp; trường hợp dự thảo nghị quyết chưa được Quốc hội thông qua thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.

Phương án 2: Cơ bản giữ quy định về trình tự, chủ thể có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý như quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành để bảo đảm tính ổn định trong quá trình thực hiện.

Trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội 

Trình bày Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội với các lý do như được nêu tại Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hồ sơ dự án Nghị quyết bảo đảm đầy đủ, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trong quá trình thẩm tra, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý quy định về trách nhiệm báo cáo xin phép của đại biểu Quốc hội trong trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội, phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, vừa bảo đảm quy trình thực hiện đơn giản, thuận lợi hơn; đại biểu Quốc hội có thể thực hiện qua App Quốc hội để phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ số phục vụ hoạt động của Quốc hội.

Đề nghị tiếp tục giữ quy định về trách nhiệm của chủ tọa, người được phân công điều hành phiên họp, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp theo quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành, không nên thay bằng quy định về Đoàn chủ tịch để bảo đảm thống nhất với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội về trách nhiệm chủ tọa các phiên họp của Quốc hội và thực tiễn tổ chức, điều hành các phiên họp toàn thể của Quốc hội tại kỳ họp trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua.

Về việc rút ngắn thời gian phát biểu lần thứ nhất của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể từ không quá 7 phút xuống còn không quá 5 phút, bên cạnh các ý kiến tán thành với quy định như dự thảo Nghị quyết để tạo điều kiện cho nhiều đại biểu Quốc hội được phát biểu tại các phiên họp toàn thể, đồng thời phù hợp với thông lệ hoạt động của Quốc hội, Nghị viện nhiều nước trên thế giới và thực tiễn tiến hành các phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội nước ta thời gian qua, có ý kiến cho rằng, việc rút ngắn thời gian phát biểu lần đầu của đại biểu Quốc hội từ không quá 7 phút (theo quy định hiện hành) xuống còn không quá 5 phút và căn cứ vào diễn biến phiên họp, thời gian phát biểu lần đầu còn có thể rút ngắn hơn là không thực sự phù hợp, không đủ thời gian để đại biểu Quốc hội trình bày hết ý kiến của mình.

Về chủ thể có trách nhiệm giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với phương án 1 là giao trách nhiệm này cho cơ quan trình dự án. Quy định như vậy vừa phát huy tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của cơ quan trình dự án, vừa thể hiện sự tương đồng với các đổi mới trong quy trình xem xét, thông qua dự án luật, nghị quyết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025.

Về hiệu lực thi hành của Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thấy rằng, việc sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn là để bảo đảm thống nhất với các luật, nghị quyết mới được Quốc hội ban hành. Do đó, đề nghị trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết ngay tại thời gian đầu của đợt 2 Kỳ họp thứ 9 và Nghị quyết có hiệu lực thi hành ngay, làm cơ sở cho việc Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền.

Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giữ lại quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành về trình tự xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính tại Điều 48; tiếp tục rà soát, chỉnh lý về nội dung tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại các phiên họp quy định tại Điều 27, về thứ tự sắp xếp và nội dung quy định về quyết định cơ cấu tổ chức các cơ quan của Quốc hội tại Điều 33a...

Hải Liên