• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trở lại vụ việc ở Tập đoàn Sông Đà: Thiệt hại bao nhiêu tại dự án tòa nhà HH4 ?

Tòa nhà HH4

12/11/2010 16:52

Theo dự kiến, vào quý 2, năm 2008 thì Tòa nhà Song Da Twin Tower (ký hiệu HH4)sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Tổng mức đầu tư định giá năm 2006 khoảng gần 600 tỷ đồng. Nhưng do với cách làm thiếu tinh thần trách nhiệm của Hội đồng quản trị mà người phải chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc đã khiến cho dự toán công trình đội lên rất nhiều. Ủy Ban kiểm tra Trung ương Đảng đã có kết luận rõ ràng về những sai phạm này.

Chậm tiến độ do "bất thường" về vốn ?

Từng nổi danh với thương hiệu "người làm thuê khổng lồ", TCT Sông Đà (nay lên Tập đoàn Sông Đà) thi công rất nhiều dự án lớn của đất nước như Đại công trình nhà máy thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Ialy, Tuyên Quang, Sơn La... TCT cũng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương và nhiều danh hiệu khác. Năm 2004, 2005 một loạt cán bộ chủ chốt của TCT Sông Đà chuyển công tác, người vào Thừa Thiên Huế, người lên Bộ Xây dựng. Hội đồng quản trị được bầu lại và chuyển giao cho ông Lê Văn Quế làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐQT, ông Dương Khánh Toàn làm Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Tổng Giám đốc.

Trở lại dự án HH4, theo các tài liệu chúng tôi có được: Ngay từ đầu, dự án này đã có nhiều dấu hiệu "bất thường" về vốn. Ngoài khoản vốn trái phiếu do Công ty chứng khoán đầu tư BSC của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam bảo lãnh phát hành ra số cổ phiếu phổ thông bằng 260 tỷ đồng. Thời gian trả nợ trong vòng 5 năm, thực tế lúc đó TCT Sông Đà chưa nghĩ "đào" đâu ra số tiền hơn 300 tỷ nữa. Điều này sẽ đi ngược lại với Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Bởi lẽ, việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cần phải đảm bảo nguồn vốn khi tiến hành dự án. Đằng này, nguồn vốn khi tiến hành dự án chỉ ghi chung chung, không rõ ràng. Vì nguồn vốn "ậm ờ" nên quá trình giải ngân cho các nhà thầu thi công chậm trễ, kéo theo chậm tiến độ.

"Đánh võng" các nhà thầu phụ

Qua điều tra, chúng tôi được biết, việc để công trình trị giá gần 1.000 tỷ đồng nằm "chết bẹp", chậm tiến độ gần 2 năm qua, chủ yếu do chính sự yếu kém và các làm việc thiếu nguyên tắc của một số cá nhân dẫn đến công trình bị chậm. Điển hình như việc mua sắm trang thiết bị cho dự án. Cụ thể, Công ty Sông Đà 11.3 được giao cho tổ chức gói thầu đấu giá tủ điện của tòa nhà. Gói thầu này phải "tâng lên, hạ xuống", gây chậm tiến độ cho quá trình thi công. Ngoài ra, hàng loạt hạng mục khác trong công tác mua sắm thiết bị bị chậm như mua: tấm trần, hộp điện, cửa... Mặc dù không được ông Lê Văn Quế, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Sông Đà ủy quyền, nhưng ông Dương Khánh Toàn vẫn ký Quyết định số 245 TCT/QLKT (ngày 21/11/2007) phê duyệt và ấn định một số chủng loại vật liệu chính sử dụng cho dự án Tòa nhà HH4. Tại Điều 1 của quyết định này chỉ định: "Sơn và bột bả matít sử dụng sản phẩm và tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật của Công ty sơn KOVA; Cửa sổ sử dụng nhựa có lõi thép gia cường thương hiệu Song Da Windows của Công ty CP Hà Châu OSC thay thế cho cửa nhôm kính theo hồ sơ thiết kế; Gạch ốp lát khu vệ sinh, chân tường hành lang trong nhà sử dụng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội thuộc Tổng công ty Viglacera..."

Đây là một quyết định trái thẩm quyền vì theo quy định, Chủ tịch HĐQT là người phê duyệt dự án mới có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt chủng loại vật liệu chính sử dụng cho công trình. Tại Khoản 1 Điều 5, Quy chế về phân cấp quản lý và thực hiện đầu tư do Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Sông Đà ký ngày 3/11/2003 thì Tổng Giám đốc chỉ được ký quyết định trên khi được sự ủy quyền của Hội đồng quản trị Tổng Công ty.

Thế nhưng ông Toàn vẫn "mở đường" cho một loạt vi phạm quy định của Luật Đấu thầu. Do đó, Công ty TNHH Sơn KOVA được chỉ định thầu với 3 khối công trình của 3 đơn vị thi công có giá trị gần 10 tỷ đồng. Riêng phần cung ứng theo hợp đồng kinh tế ký với Công ty CP Sông Đà 25, do được chỉ định thầu có giá trị tạm tính hơn 2,9 tỉ đồng. Phần chỉ định thầu cho Công ty CP Hà Châu, OSC cũng ký với Công ty CP Sông Đà 25 trị giá hơn 6,483 tỉ đồng. Không những thế, quyết định của ông Toàn còn vi phạm Luật Đấu thầu vì thay bằng việc phải tổ chức đấu thầu thì TGĐ lại giao chỉ định thầu. Các sai phạm gây thiệt hại lớn cho Tổng Công ty Sông Đà. Sau đó, đơn thư tố cáo vụ việc được gửi lên Ủy Ban kiểm tra Trung ương Đảng và nội dung này đã được làm sáng tỏ.

Đến thời điểm này, công tác kiểm toán tài chính tại Tập đoàn Sông Đà đang được tiếp tục (trong đó có tòa nhà HH4). Chúng tôi sẽ trở lại vụ việc này khi có kết luận chính thức.

Nhóm Phóng viên