Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo ước tính của Cục Lâm nghiệp, cả năm trồng sẽ được 245.000 ha, đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó: Rừng phòng hộ: 5.076 ha; rừng đặc dụng: 430 ha; rừng sản xuất: 205.180 ha. Trồng cây phân tán cũng đã được khoảng 92 triệu cây, đạt 64,3% kế hoạch. Ước cả năm trồng 127 triệu cây, đạt 91% kế hoạch năm.
Về khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc 11 tháng khoảng 18.238 nghìn m3, đạt 83% kế hoạch năm 2023, bằng 102,9% so với cùng kỳ năm 2022. Ước tính cả năm khai thác 20.500/22.000 nghìn m3, đạt 93% kế hoạch.
Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho rằng, ngành Lâm nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong trong thời gian tới, đó là: Tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất canh tác; khai thác rừng trái phép; tranh chấp đất lâm nghiệp ở một số địa phương còn gay găt, chưa được xử lý dứt điểm.
Bên cạnh đó, độ che phủ rừng có tăng, nhưng năng suất, chất lượng rừng trồng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên chưa cao; hiệu quả kinh tế, giá trị thu nhập trên 1 ha rừng còn thấp. Quy mô sản suất lâm nghiệp phổ biến còn manh mún, nhỏ lẻ; năng suất lao động trong chế biến lâm sản của Việt Nam còn thấp; giá trị gia tăng của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; công tác nghiên cứu hiện nay của ngành.
Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, giai đoạn 2021 đến nay, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ trồng rừng chiếm khoảng 17,4%, tương ứng với 121.000 ha; còn lại 82,6% là nguồn vốn xã hội hóa, huy động đầu tư, đóng góp, hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, tương ứng với 575.000 ha.
Một trong những nguồn vốn để phát triển rừng trồng đó là tiền thu dịch vụ môi trường rừng, Cục Lâm nghiệp cho biết cập nhật đến ngày 24/11/2023 cả nước đã thu được 3.078,54 tỷ đồng, đạt 93,5% kế hoạch thu năm 2023 và bằng 87,26% so với cùng kỳ năm 2022.
Đỗ Hương