• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trọng tài kinh tế: Cách giải quyết tranh chấp bị bỏ quên

(Chinhphu.vn) - Hiện tại ở Việt Nam tỷ lệ giải quyết tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp tại tòa án chiếm tới 98,5% các vụ việc, còn dùng phương thức trọng tài chỉ chiếm khoảng 1%.

23/04/2013 19:26

Dù sử dụng phương thức trọng tài có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp trong xử lý tranh chấp như giải quyết nhanh chóng, công bằng, tiết kiệm thời gian… nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu được những ưu việt của hình thức giải quyết tranh chấp này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng dùng phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp chưa nhiều tại Việt Nam, trong đó có nguyên do công tác tập huấn về trọng tài còn thiếu, nhận thức về trọng tài của cơ quan nhà nước có liên quan đến trọng tài còn hạn chế.

Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết cơ sở pháp lý cho việc thực thi các phán quyết của trọng tài tại Việt Nam khá đầy đủ. Sự bình đẳng trong thi hành phán quyết của trọng tài với các bản án của tòa án là như nhau. Các đương sự đều có quyền bình đẳng trong thực thi các bản án, phán quyết.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ khi thành lập năm 1993 đến nay, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã xử lý khoảng gần 1.000 vụ việc, trong đó chỉ có 9 phán quyết bị toà án tuyên hủy.

Bên cạnh đó, giữa hai hình thức giải quyết trọng tài và tòa án thì nếu thực thi phán quyết của trọng tài, thủ tục, thời gian nhanh hơn, các bên dễ thương lượng hơn. 

Phân tích về ưu thế của hoạt động trọng tài, luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch VIAC, đánh giá trọng tài kinh tế có thể bảo vệ được các bí mật của thương nhân, doanh nhân và doanh nghiệp không bị ảnh hưởng đến uy tín của họ trên thương trường. Các bên tham gia xử lý tranh chấp được quyền thỏa thuận về các vấn đề miễn là bảo đảm tôn trọng quyền của các bên.

Đặc biệt, đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, theo ông Huỳnh, nếu sử dụng phương thức trọng tài, các bên có quyền thỏa thuận: Chọn tổ chức trọng tài của quốc gia hoặc quốc tế; địa điểm để xét xử; ngôn ngữ dùng trong xét xử. Đặc biệt, các bên còn thỏa thuận được cả luật (quốc gia hoặc quốc tế) sẽ áp dụng giải quyết tranh chấp; phán quyết trọng tài được tuyên tại bất kỳ quốc gia nào cũng có thể được công nhận và thi hành trên gần 150 quốc gia khác…

Mặc dù có nhiều lợi thế trên, nhưng nhiều doanh nghiệp hiểu biết về trọng tài kinh tế còn hạn chế. Thậm chí một số doanh nghiệp còn chịu sức ép của đối tác trong việc lựa chọn trọng tài kinh tế nước ngoài thay vì lựa chọn trọng tài kinh tế Việt Nam.

Thời gian tới, số lượng doanh nghiệp sẽ phát triển nhiều hơn cùng với đó là sự hội nhập toàn diện của nền kinh tế, sẽ phát sinh nhiều tranh chấp thương mại, vì vậy, các trung tâm trọng tài kinh tế tại Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa sứ mệnh của mình trong việc đảm bảo các hoạt động thương mại được diễn ra công bằng.

Anh Minh