• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trưng bày phiên bản Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn

(Chinhphu.vn) - 100 phiên bản tài liệu từ hai khối Châu bản và Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày tại Triển lãm “Triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử qua Châu bản, Mộc bản - Di sản Tư liệu thế giới” tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Hà Nội.

02/12/2015 16:01
Mộc bản và bản dập bìa sách "Đại Nam thực lục Chính biên Đệ nhị kỉ" ghi chép chính sử Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng.
Đây là những tài liệu có giá trị ghi lại quá trình biên soạn những cuốn sách sử lớn của triều Nguyễn
(1802-1945) như “Minh Mệnh chính yếu”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam nhất thống chí”...

Châu bản là loại văn bản hành chính của triều Nguyễn, bao gồm các tập tấu, sớ, chiếu, chỉ dụ... được đích thân nhà vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội...

Mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn.

Cả hai loại tư liệu được trưng bày trong triển lãm đều là những tài liệu đặc sắc, phản ánh rõ nét và xác thực sự quan tâm và chủ trương của các vị vua triều Nguyễn đối với việc biên soạn chính sử. Chủ trương này được thể hiện qua các biện pháp tổ chức thực hiện, cụ thể như việc tổ chức Quốc sử quán, tuyển bổ người biên soạn, kiểm duyệt, san khắc, in ấn cũng như bảo quản, sử dụng các bộ chính sử và các ván khắc in.

Châu bản triều Nguyễn đã trở thành Di sản Tư liệu thế giới từ ngày 14/5/2014, còn Mộc bản triều Nguyễn được công nhận từ ngày 31/7/2009.

Cả hai nguồn tư liệu quý giá này đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt, Lâm Đồng).

Triển lãm kéo dài đến 30/1/2016 tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội).
Minh Thu