• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung Đông - Bắc Phi: Cuộc trở mình khó khăn

(Chinhphu.vn) - Sự kiện nổi bật trong tuần qua là cuộc chính biến tại Ai Cập, ông Mohamed Morsi, tổng thống dân sự được bầu đầu tiên trong lịch sử Ai Cập hiện đại, đã bị quân đội nước này lật đổ sau khi ông bác bỏ tối hậu thư của quân đội. Tình hình Ai Cập lại trở nên nóng bỏng giống như cách đây hai năm khi Tổng thống quân sự cầm quyền lâu nhất ở đất nước Kim Tự Tháp, Hosni Mubarak bị nhân dân lật đổ trong cái gọi là "Mùa Xuân Arập".

07/07/2013 08:16

Quân đội Ai Cập đã tiến hành phế truất Tổng thống Mohamed Morsi và đình chỉ Hiến pháp hiện hành vào sáng 4/7. Ảnh: AP

Vậy đâu là thành quả của "Cách mạng mùa Xuân Arập"?

 

Cách nay 2 năm, vào tháng 2/2011, nhân dân Tunisia đã nổi lên lật đổ chế độ độc tài của tổng thống Ben Ali ở nước này trong cái gọi là "Cách mạng Hoa Nhài", mở đầu cho "Mùa Xuân Arập" ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Tiếp sau Tunisia, là Ai Cập với việc lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak. Tiếp nữa là Libya với việc lật đổ chế độ của Tổng thống Muammar Gaddafi và giết chết ông này.

Tại Yemen, việc hạ bệ tổng thống độc tài Ali Abdullah Saleh kéo dài hơn, nhưng cuối cùng Saleh cũng phải ra đi.

"Mùa Xuân Arập" không chỉ kết thúc ở đó, nó còn mở rộng ra nhiều nước khác như ở Qatar, Kuwait, Saudi Arabia... nhưng không có kết quả. Tại Syria lại là một phiên bản khác của "Mùa Xuân Arập", nhưng do sự can thiệp từ bên ngoài, giống như trường hợp của Libya, lại chuyển sang trở thành cuộc nội chiến  đẫm máu đã kéo dài sang năm thứ ba.

Cho đến nay, tại những nước đã diễn ra "Mùa Xuân Arập", tình hình diễn ra thế nào ?

Tại Tunisia, hai năm đã trôi qua từ sau phong trào biểu tình lật đổ Tổng thống Ben Ali, nước này vẫn chìm trong bất ổn sâu sắc. Cái gọi là dân chủ, phần thưởng hứa hẹn của phương Tây vốn bị cáo buộc đứng đằng sau tiếp tay cho các cuộc biểu tình, vẫn ở đâu đó xa vời. Kinh tế suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, khiến người dân ngày càng thất vọng. Theo Reuters, hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Tunisia lên tới 18% trong khi lạm phát ở mức 10%. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế Tunisia chỉ đạt 2,4%.

Tại Lybia, tình hình tiếp tục bất ổn, bạo lực xảy ra triền miên, kinh tế ngập trong khó khăn. Gần 2 năm kể từ khi nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ, các nhóm vũ trang tại Lybia gồm các cựu tay súng đến từ nhiều vùng tại Lybia trở nên ngày càng lớn mạnh và có nhiều tham vọng. Liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực đẫm máu tại nước này với số người chết tính theo thời gian, không thua kém thời kỳ xảy ra chiến tranh hai năm trước.  

Tại Yemen, quá trình hòa giải dân tộc diễn ra chậm chạp. Trong thời gian gần đây, những người ủng hộ ly khai miền Nam Yêmen thường xuyên tổ chức biểu tình nhằm phản đối cuộc đối thoại dân tộc, bắt đầu từ ngày 18/3, qua suốt 6 tháng và kéo dài đến hiện nay. Cuộc đối thoại dân tộc này, do Liên Hợp Quốc bảo trợ, nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị kéo dài, mở đường cho việc hình thành một bản hiến pháp mới và chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử khi Tổng thống lâm thời Abd-Rabbu Mansour Hadi kết thúc nhiệm kỳ hai năm vào tháng 2/2014. Tuy nhiên, các nhóm ủng hộ ly khai miền Nam đã tẩy chay cuộc đối thoại. 

Và Ai Cập, kết quả còn tội tệ  hơn. Đối với người dân nước này, hơn hai năm sau "Mùa Xuân Arập", tình hình lại "trở về vạch xuất phát".

 

Nhiều cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại Ai Cập sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ.  Ảnh: Reuters

 

Nhiều chuyên gia và học giả cho rằng, kết quả mà "Mùa Xuân Arập" đem lại cho khu vực Trung Đông - Bắc Phi đã hoàn toàn không giống với những gì mà người ta kỳ vọng. Có thể rút ra một số bài học từ "Mùa Xuân Arập" như sau:

Các cuộc nổi dậy trong "Mùa Xuân Arập" thường diễn ra bột phát, không có  sự chuẩn bị kỹ càng, do lực lượng nổi dậy không có sự đoàn kết và lập trường chung, nên hay chia rẽ khi có quyền lực. Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng tại Ai Cập. Hơn 1 năm trước, khi đất nước Kim Tự Tháp tiến hành cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên trong lịch sử, thì số ứng cử viên cho chiếc ghế tổng thống lên đến hơn hai chục người, do các phe phái đều muốn người của mình ngồi vào chiếc ghế quyền lực. Đến khi ông M. Morsi, thủ lĩnh phong trào chính trị "Anh em Hồi giáo" thắng cử, các phe phái khác ngay lập tức tẩy chay tiến trình hòa giải, làm cho đất nước tiếp tục bất ổn và mâu thuẫn ngày càng dâng cao.

Sự can thiệp của bên ngoài nhắm hướng "Mùa Xuân Arập" đi theo con đường của phương Tây, như trong trường hợp của Libya hai năm trước hay Syria hiện nay, đã gặp phản ứng của một bộ phận dân chúng trong nước theo chủ nghĩa dân tộc, nên biến thành cuộc chiến tranh đẫm máu. Dù chiến tranh đã kết thúc ở Libya hay tiếp tục kéo dài như ở Syria, sự chia rẽ tiếp tục làm cho tình hình luôn bất ổn và xung đột vẫn là một nguy cơ thực tế.

Sự bất ổn về  chính trị sẽ đưa đến sự trì trệ  về kinh tế, đúng vào thời điểm kinh tế  toàn cầu gặp khó khăn. Những khó khăn về  kinh tế của đất nước, mà người dân phải gánh chịu đã làm họ bất bình thêm vì kỳ vọng của họ khi tham gia phong trào "Mùa Xuân A rập" không được đáp ứng, buộc họ lại phải xuống đường. Vòng luẩn quẩn "xuống đường - khó khăn - bất ổn và phản ứng" cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi nào những khó khăn về kinh tế và bất ổn về chính trị, được cải thiện, mà điều này thì chưa xuất hiện ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi.

Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ đã nhanh chóng lợi dụng sự bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi để có  thể vẽ lại bản đồ địa chiến lược ở khu vực này cũng như trên toàn thế giới. Đây là lý do phương Tây can thiệp, với mức độ khác nhau đối với mỗi nước trong khu vực. Sau khi xảy ra chính biến tại Ai Cập, một số lãnh đạo các nước phương Tây kêu gọi kêu gọi người dân các nước tôn trọng sự lựa chọn của họ (qua bầu cử), trong khi đó lại cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập tiến hành chiến tranh lật đổ tổng thống được dân bầu lên hợp pháp tại Syria. Điều đó cho thấy rõ ý đồ của phương Tây ở khu vực này.

Những diễn biến nêu trên cho thấy "cuộc trở mình" tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi diễn ra khó khăn biết nhường nào.

Nguyễn Chiến