• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung Quốc: Hạn hán hoành hành trên diện rộng

Theo Trung tâm kiểm soát lũ lụt và hạn hán của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), hiện khu vực miền Trung này đang phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ một thế kỷ trở lại đây, khiến 1,11 triệu người dân địa phương phải gánh chịu tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

01/06/2011 13:01

Tỉnh Hồ Nam được biết đến là một khu vực canh tác trù phú, gieo trồng nhiều lúa gạo và nuôi cá. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực này lại ghi nhận lượng mưa thấp nhất kể từ năm 1910 trở lại đây và có tới 13 trong số 14 thành phố lớn trên địa bàn tỉnh này bị tác động bởi hạn hán.

Các hồ và sông đều đã sụt giảm diện tích, khiến 157 thị trấn không còn nguồn nước dự trữ. Khoảng 709.000 ha đất nông nghiệp bị tác động. Mực nước dự trữ của tỉnh Hồ Nam hiện đang thấp hơn 30% so với mực nước “có thể chấp nhận được”.

Chính quyền tỉnh Hồ Nam đã thông qua khoản kinh phí trị giá 310 triệu NDT để triển khai đấu tranh chống hạn.

Đánh giá của cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc cho thấy, hạn hán không chỉ hoành hành ở miền Trung mà đã mở rộng đến các tỉnh miền Bắc, miền Nam - những khu vực trước đây thường bị mưa lũ. Trong đó, 4 tỉnh Quảng Đông, Giang Tây, An Huy và Sơn Đông bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính quyền tỉnh Giang Tây cho biết, hơn 230.000 người, trong đó chủ yếu là cư dân vùng nông thôn phía Bắc tỉnh này đang phải sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Tình hình tại Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây và tỉnh Vân Nam ở phía Nam và Tây Nam Trung Quốc cũng không khả quan hơn khi thời tiết khô hạn kéo dài đã khiến khoảng 3,3 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn hán, sa mạc hóa tại Trung Quốc hiện nay, song các chuyên gia khí tượng thủy văn khẳng định, biến đổi khí hậu cùng với tình trạng ô nhiễm do đô thị hóa, công nghiệp hóa và nạn phá rừng… chính là những thủ phạm của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này. Cùng với những nguyên nhân đó, người dân địa phương cho rằng, từ khi xây đập thủy điện Tam Hiệp, tình trạng thiếu nước mỗi năm càng nghiêm trọng hơn tại các vùng hạ lưu.

Trước tình trạng trên, Cơ quan phòng chống hạn hán và lũ lụt Trung Quốc đã ra lệnh tăng lượng nước xả tại đập Tam Hiệp thêm 10-20% trong hai tuần tới để cung cấp thêm lượng nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu cho vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử./.