• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung Quốc thử nghiệm thành công máy bay có internet vệ tinh tốc độ cao

(Chinhphu.vn) - Một buổi phát sóng trực tiếp cũng được thực hiện trên chuyến bay thử nghiệm, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên có trong lịch sử hàng không dân sự của Trung Quốc. Hành khách có thể dùng điện thoại liên lạc với người thân ở dưới mặt đất qua video chat và chia sẻ hình ảnh trên không cùng lúc.

10/07/2020 12:19
Ảnh: CN
Máy bay đầu tiên của Trung Quốc cung cấp dịch vụ mạng vệ tinh tốc độ cao đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm.

Thiết bị mang số hiệu QW9771 của Hãng hàng không Thanh Đảo cất cánh từ sân bay quốc tế Lưu Đình vào lúc 16h46’ theo giờ địa phương và hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Song Lưu ở Thành Đô vào lúc 19h21’ cùng ngày.

Hành khách trên chuyến bay có thể truy cập mạng với tốc độ hơn 100 megabyte, đem lại trải nghiệm lướt web tương tự như dưới mặt đất.

Một buổi phát sóng trực tiếp cũng được thực hiện trên chuyến bay thử nghiệm, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên có trong lịch sử hàng không dân sự của Trung Quốc. Hành khách có thể dùng điện thoại liên lạc với người thân ở dưới mặt đất qua video chat và chia sẻ hình ảnh trên không cùng lúc.

Đường truyền vệ tinh được cung cấp bởi hãng China Satcom - công ty con của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. China Satcom hiện có 15 vệ tinh liên lạc hoạt động trên quỹ đạo.

Sau chuyến bay đầu tiên thành công, công ty đặt mục tiêu hợp tác với nhiều hãng hàng không hơn trong tương lai để mở rộng dịch vụ Internet tốc độ cao trên các chuyến bay.

China Satcom cũng mong muốn đa dạng hóa đối tác nhằm cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh cho nhiều mục đích khác nhau như điều hướng, năng lượng, quản lý tài nguyên, nông ngư nghiệp, ứng phó khẩn cấp, phát thanh truyền hình, giáo dục.

BT