• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội: Khai thác tiềm năng để phát triển

HNP - Nói về hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa thừa nhận: "Trong số các di tích Nho học còn lại chỉ có Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội có bộ máy tổ chức ổn định, tương xứng với yêu cầu của di tích, trở thành địa chỉ du lịch quan trọng bậc nhất Thủ đô, số còn lại cái thì bị hư hỏng, biến dạng hoặc mất hẳn, cái thì không khai thác được giá trị". Quả đúng như vậy, di tích Văn Miếu - Quốc tử Giám Hà Nội không những là địa chỉ du lịch văn hóa trọng điểm của Thủ đô mà cán bộ và nhân viên nơi đây còn nỗ lực hết mình để hệ thống di tích Nho học ngày càng có ý nghĩa trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân khắp mọi miền đất nước.

13/10/2011 09:10

HNP - Nói về hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa thừa nhận: "Trong số các di tích Nho học còn lại chỉ có Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội có bộ máy tổ chức ổn định, tương xứng với yêu cầu của di tích, trở thành địa chỉ du lịch quan trọng bậc nhất Thủ đô, số còn lại cái thì bị hư hỏng, biến dạng hoặc mất hẳn, cái thì không khai thác được giá trị". Quả đúng như vậy, di tích Văn Miếu - Quốc tử Giám Hà Nội không những là địa chỉ du lịch văn hóa trọng điểm của Thủ đô mà cán bộ và nhân viên nơi đây còn nỗ lực hết mình để hệ thống di tích Nho học ngày càng có ý nghĩa trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân khắp mọi miền đất nước.


Quan tâm đặc biệt tới di tích

Du khách đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội hôm nay đều thấy một quần thể di tích chứa đựng nhiều giá trị nhân văn quý giá, gồm: Hồ Văn, vườn hoa Giám và khu nội tự. Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Trong hơn 700 năm hoạt động, Quốc Tử Giám là nơi đã tổ chức những khoa thi quan trọng mang tầm quốc gia và đào tạo những người hiền tài cho đất nước.

Ít ai biết rằng, do tác động của thời gian và chiến tranh, nhiều công trình cũng như cảnh quan của Văn Miếu bị tàn phá nặng nề, nhiều hiện vật quý bị thất tán. Năm 1946, toàn bộ đền Khải Khánh (xây dựng cuối triều Nguyễn) tại khu vực Quốc Tử Giám bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn trơ lại nền gạch nham nhở. Khu vực hồ Văn bị hàng trăm hộ dân lấn chiếm, rác rưởi, ô nhiễm. Xung quanh điện Đại Thành và Bái Đường cỏ tranh mọc um tùm, lấn át cả lối đi. Khu vực Quốc Tử Giám ngổn ngang gạch vỡ, trở thành bãi đá bóng. Trước tình hình đó, năm 1988, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm). Ngay trong năm đó, Trung tâm đã tiến hành khảo sát, lên kế hoạch tu bổ, tôn tạo đối với toàn bộ khu di tích lịch sử văn hóa này; đồng thời, tiến hành cải tạo cảnh quan, môi trường. Đặc biệt, năm 1999 và 2000, UBND thành phố và Sở VH,TT&DL Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm xây dựng khu Thái học và hai dãy Tả vu, Hữu vu. Cùng với việc trùng tu di tích, Trung tâm còn chú trọng đào tạo được một đội ngũ cán bộ, nhân viên thuyết minh, hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ giỏi để bảo tồn di tích và phục vụ khách tham quan.

Điểm độc đáo không thể không nói đến của di tích còn là 82 bia đá Tiến sĩ. Bia đá ghi danh các bậc hiền tài qua các khoa thi từ năm 1442 đến 1779. Đây cũng là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Với những nỗ lực không mệt mỏi để chứng minh giá trị của di tích, 82 bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới. Giá trị của những tấm bia đá cũng như quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thực sự hấp dẫn khách tham quan. Theo lời một hướng dẫn viên du lịch của Công ty Vinatour, sau mỗi lần tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám, du khách thường có ấn tượng rất tốt về nơi đây.

Đánh thức tiềm năng


Là biểu tượng cho quá trình phát triển lịch sử, văn hóa, giáo dục của dân tộc qua hàng thế kỷ, là một điểm đến không thể thiếu trong chương trình khám phá và tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nên di tích độc đáo này ngày càng được đánh thức tiềm năng để phát huy giá trị.

Dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm đã tiến hành quy hoạch lại các hoạt động ở khu nội tự, tái hiện ở khu vườn Giám nhiều hoạt động trưng bày mang tính giáo dục truyền thống. Trung tâm phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa xã hội sâu sắc như: Trao bằng tốt nghiệp, lễ báo công, tuyên dương học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu, tổ chức các hội thảo. Ngoài ra, để bảo tồn di sản quý, hằng năm Trung tâm đều thực hiện việc nâng cấp cảnh quan, sửa chữa các hạng mục nhỏ như tường rào, đường gạch, cửa gỗ… Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường liên tục được thực hiện, tạo cảm giác dễ chịu cho khách tham quan khi tới đây. Riêng khu vực nhà bia tiến sỹ, nơi các sĩ tử và du khách thường tới sờ đầu rùa đã được ngăn cách bởi hàng rào bằng vải đỏ.

Nhờ khai thác tốt tiềm năng và kết hợp với các hoạt động trưng bày, ngoại khóa, lượng khách đến “Trường đại học đầu tiên” của Việt Nam ngày một tăng. Nếu như năm 2005, Trung tâm mới đón hơn 200.000 lượt khách trong đó có 27 đoàn cao cấp thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên hơn 1,6 triệu lượt với 73 đoàn khách cao cấp. Năm 2010, con số này tiếp tục tăng lên xấp xỉ 2 triệu lượt. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, Trung tâm đón khoảng 1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 60%.

Tiếp tục giới thiệu, quảng bá giá trị của di tích, Trung tâm đã và đang phối hợp với các tỉnh, thành phố khác tiến hành triển lãm các tư liệu, hình ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hiện một cuộc triển lãm với chủ đề Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội và các di tích Nho học Bắc Ninh” đang diễn ra tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh. Triển lãm trưng bày hơn 500 hình ảnh, hiện vật, bản đồ, sách học, đồ dùng học tập của Nho sinh xưa…nhằm giới thiệu đến công chúng một cái nhìn khái quát về lịch sử khoa cử Thăng Long; lịch sử hình thành và sự phát triển của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; các di tích Nho học Bắc Ninh cùng những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc như: tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng hiền tài. Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm cho biết thêm: Từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo, Trung tâm sẽ phối hợp với nhiều tỉnh, thành phố có văn miếu và các di tích Nho học tổ chức các cuộc triển lãm nhằm khuyến khích, giáo dục thế hệ trẻ kế thừa, phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Trong khi Văn Miếu ở nhiều, tỉnh thành phố trong cả nước bị biến mất, bỏ hoang hoặc không phát huy được giá trị thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn chứng tỏ chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm đến di tích đặc biệt này.

Phú Cường