• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung ương quy định trách nhiệm, thẩm quyền của UBKT trong phòng, chống tham nhũng

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Quy định số 01-QĐi/TW quy định trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.

29/05/2018 15:07

Quy định gồm có 4 Chương, 8 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc thực hiện, trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra về phòng ngừa tham nhũng; phát hiện vi phạm về tham nhũng; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo và xử lý hành vi tham nhũng; trách nhiệm của cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra trong tổ chức thực hiện.

Xử lý đảng viên tham nhũng không có “vùng cấm”

Về phạm vi điều chỉnh, văn bản này quy định trách nhiệm và thẩm quyền của ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương tương trở lên trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Quy định đề ra 4 nguyên tắc thực hiện gồm: Ủy ban kiểm tra phải chủ động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng;

Coi trọng công tác phòng ngừa, khi phát hiện đảng viên có hành vi tham nhũng phải kiểm tra, xem xét và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời;

Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước, không có “vùng cấm”;

Xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng.

Phòng ngừa tham nhũng

Trong phòng ngừa tham nhũng, ủy ban kiểm tra có 6 trách nhiệm và thẩm quyền sau:

Một là, tham mưu, giúp cấp ủy quyết định các chủ trương, định hướng và ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức để phòng ngừa tham nhũng.

Hai là, định hướng và thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát để giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của đảng viên.

Ba là, trực tiếp kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng khi được cấp ủy giao.

Bốn là, giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong việc triển khai và thực hiện kê khai, công khai tài sản theo quy định.

Giám sát đảng viên trong việc thực hiện trách nhiệm nêu gương, giữ gìn đạo đức, lối sống; đảng viên có dư luận bất minh về tài sản và sinh hoạt, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; giám sát đảng viên có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Năm là, công khai và tham mưu giúp cấp ủy công khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định các kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật đảng viên, tổ chức vi phạm.

Sáu là, đề nghị cấp ủy cùng cấp; cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp, sơ hở có nguy cơ làm phát sinh tham nhũng.

Phát hiện vi phạm về tham nhũng

Về phát hiện tham nhũng, văn bản quy định ủy ban kiểm tra có trách nhiệm và thẩm quyền sau: Phân công thành viên ủy ban kiểm tra và cán bộ theo dõi lĩnh vực, địa bàn thực hiện giám sát thường xuyên, nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc phát hiện vi phạm về tham nhũng.

Tiếp nhận và xử lý hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các thông tin, phản ánh, kiến nghị qua báo chí và dư luận xã hội phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng.

Tiếp nhận và xử lý đơn, thư phản ánh, tố cáo về tham nhũng theo  thẩm quyền phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng; trường hợp không thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển cho ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Thu thập thông tin có liên quan đến tham nhũng từ các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đảng viên thông qua tự phê bình, phê bình trong tổ chức đảng.

Phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra và các cơ quan liên quan để nắm tình hình trước khi đề xuất kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng.

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo về tham nhũng

Ủy ban kiểm tra được trưng tập cán bộ các cơ quan đảng và nhà nước vào các đoàn kiểm tra; khi cần thiết báo cáo cấp ủy chỉ đạo việc thành lập các đoàn kiểm tra đối với các vụ việc trọng điểm, phức tạp.

Có biện pháp bảo đảm bí mật thông tin; bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, phản ảnh, tố cáo về tham nhũng; xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi trù dập, trả thù người phát hiện, phản ánh, tố cáo về tham nhũng.

Đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt đảng theo thẩm quyền; khi cần thiết báo cáo đề nghị cấp ủy đình chỉ hoặc yêu cầu đình chỉ chức vụ đối với đảng viên hoặc yêu cầu tạm đình chỉ công tác cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng.

Có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; khi cần thiết, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.

Yêu cầu đảng viên giữ nguyên hiện trạng tài sản; khi cần thiết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện che giấu, tẩu tán tài sản.

Quá trình kiểm tra, được niêm phòng tài liệu liên quan đến vi phạm; trường hợp cần thiết, yêu cầu đảng viên đến cơ quan ủy ban kiểm tra giải trình làm rõ các vấn đề liên quan.

Xử lý hành vi tham nhũng

Về xử lý hành vi tham nhũng, văn bản quy định ủy ban kiểm tra có trách nhiệm và thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật tổ chức đảng viên vi phạm theo quy định.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, bố trí lại công tác đối với đảng viên có hành vi tham nhũng chưa đến mức xử lý hình sự.

Xử lý hoặc kiến nghị xử lý về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tham nhũng hoặc bao che cho tham nhũng.

Chuyển cơ quan tư pháp vụ việc tham nhũng để xử lý và yêu cầu các cơ quan này thông báo kết quả giải quyết cho cấp ủy, ủy ban kiểm tra biết để xem xét, xử lý kỷ luật về đảng theo thẩm quyền.

Cũng trong văn bản này, Trung ương yêu cầu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện quy định này đến tổ chức đảng và đảng viên. Các cấp ủy chỉ  đạo các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan phối hợp với ủy ban kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Ủy ban kiểm tra tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt việc thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy định. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo và đề nghị Bộ Chính trị (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương) xem xét, bổ sung, sửa đổi quy định kịp thời./.