• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường công chất lượng cao vẫn vướng thu-chi

(Chinhphu.vn) - UBND TP. Hà Nội tạm ấn định mức trần thu học phí trường công chất lượng cao (CLC) là 2,8-3 triệu đồng/tháng. Dù vẫn khiêm tốn so với các trường quốc tế, song ở các trường công CLC để thu được mức học phí này không đơn giản.

02/04/2014 15:49
Một tiết học trong lớp chất lượng cao của Trường THPT Lê Lợi. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà
Trong thời gian vừa qua, nhiều quận nội thành của Hà Nội đã thí điểm mô hình trường CLC.

Ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết quận có 6 trường thí điểm từ năm học 2009-2010, gồm các trường mầm non: 20/10, Quang Trung, Tuổi thơ, Bà Triệu, Mầm non A và Trường Tiểu học Tràng An.

Quận đã rà soát lại và lựa chọn 3 trường để thực hiện là Mầm non 20/10, Mầm non Quang Trung và Tiểu học Tràng An. 3 trường còn lại chưa đủ điều kiện sẽ phải tiếp tục hoàn thiện để được công nhận.

3 năm phải "tự bơi" - Bài toán khó

Tuy nhiên, ngoài kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, UBND TP. Hà Nội vẫn chưa xây dựng được cơ chế tự chủ tài chính cho phép trường tự thu-chi trong khoản học phí đóng góp của học sinh.

Cũng nằm trong danh sách các trường thí điểm, nâng cấp thành trường CLC từ trường công bình thường, Trường PTTH Lê Lợi (Hà Đông) có lợi thế là một trường mới thành lập, tuy nhiên để thực sự trở thành một trường công CLC là không dễ dàng. 

Đề án xác định lộ trình xây dựng trường để được Thành phố công nhận chất lượng cao là 3 năm. Sau 3 năm, trường phải cam kết chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Cụ thể là: Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện; có học sinh giỏi cấp Thành phố và cấp quốc gia; học lực đạt 90% khá, giỏi, không có học sinh yếu, kém; hạnh kiểm: 100% học sinh xếp loại khá, tốt; không có học sinh bỏ học và lưu ban; 100% học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp đỗ tốt nghiệp; 100% học sinh được tham gia các chương trình học kỹ năng sống, hoạt động xã hội; kết quả giáo dục hướng nghiệp, nghề đạt 100% khá, giỏi; mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh đạt 80% đánh giá tốt trở lên về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và chất lượng giáo dục.

Mục tiêu đến 2015, Hà Nội có 35 trường CLC ở tất cả các cấp học. Năm học 2013-2014, Sở GDĐT Hà Nội thí điểm 14 trường CLC trong đó có 8 trường công lập và sẽ trình UBND Thành phố kiểm định ít nhất mỗi cấp học phải có 1 trường CLC.

Tuy nhiên, cho tới khi đủ tiêu chuẩn để được công nhận là trường CLC, Trường Lê Lợi và những trường thực hiện thí điểm khác vẫn là một trường công bình thường, chỉ được thu mức học phí như bình thường 40.000 đồng/tháng. Thành phố sẽ hỗ trợ về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như lớp học, nhà thi đấu đa năng, phòng học ngoại ngữ, vi tính… trong vòng 3 năm cho tới khi cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tiêu chí của một trường chất lượng cao. Trách nhiệm của nhà trường là phải đảm bảo chất lượng dạy, học, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Cho tới khi được công nhận là trường công CLC thì trường mới được phép thu học phí theo mức trần là 3 triệu đồng/tháng như Thành phố đã công bố. Còn trong 3 năm xây dựng, nhà trường phải cố gắng thu đủ chi. Với mức thu học phí như hiện tại, để có chế độ đãi ngộ thu hút giáo viên giỏi, trình độ cao về trường thực sự là bài toán khó.

Ông Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, cho biết dù mức trần Thành phố đưa ra là 3 triệu đồng/tháng (thời điểm hiện tại) nhưng trường cũng xác định là không thể thu tới mức kịch trần.

“Trường sẽ căn cứ vào khu vực học sinh, mức sống của khu vực dân cư được tuyển sinh để xác định mức học phí. Chỉ cách Hà Nội (cũ) một lằn ranh thôi nhưng nếu được phép tuyển sinh trong nội thành Hà Nội thì mức học phí sẽ khác. Lựa chọn học trường công CLC là sự tự nguyện, và mức học phí cũng phải do gia đình tự nguyện đóng góp”, ông Trung nói.

Dự tính mức học phí CLC của trường THPT Lê Lợi khoảng 1,7 triệu đồng/tháng và bản thân ông Trung cũng xác định là ban đầu sẽ có những lớp chất lượng cao trong trường rồi dần dần sẽ "phủ sóng" chất lượng cao số còn lại.

Cần cơ chế tài chính

Học phí trường công CLC cũng là bài toán khó của Trường THPT CLC Phan Huy Chú (quận Đống Đa) mặc dù đây là trường nằm trong khu vực nội thành, nơi dân cư có mức sống khá giả hơn khu vực Hà Đông.

Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, cho biết trường đã thực hiện tự chủ tài chính được 6 năm nhưng hiện mới có 18/29 lớp đạt CLC. Các lớp còn lại vẫn là lớp thường và đóng mức học phí như trường công bình thường. Như vậy, trong 1 trường công CLC có sự phân biệt giữa tiền nhiều và ít, dẫn tới chất lượng dịch vụ giáo dục cũng phân biệt cao-thấp.

Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất của một lớp học CLC, cơ chế tài chính chưa rõ ràng và tư duy bao cấp của phụ huynh. Theo bà Nhiếp, nhìn thấy được tự chủ tài chính ai cũng nghĩ là được tự thu, tự chi. Nhưng thực tế, các trường phải tính toán việc thu chi để đảm bảo mục tiêu giáo dục, phúc lợi xã hội... Vì nếu thu cao quá, phụ huynh sẽ... kêu, rồi có thể con em họ sẽ chuyển về các lớp thường thay vì chất lượng cao. 

Khoản đóng góp quá cao tạo ra sự chênh lệch lớn học phí giữa trường công và trường tự chủ tài chính cũng khiến phụ huynh cân nhắc.

Khảo sát của Trường THPT Phan Huy Chú cho thấy, hằng năm chỉ có 1/3 số học sinh vào lớp 10 có nguyện vọng 1 là vào trường, 2/3 học sinh trượt vào các trường công lập mới quay về học.

Trong khi đó, không có lợi thế được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như mô hình trường CLC, song các trường dân lập như Trường Lương Thế Vinh vẫn chỉ thu mức học phí 1,2 triệu đồng/tháng, và theo PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng nhà trường, thì “chúng tôi thu chi ổn với mức học phí đó”.

Khi xây dựng mức học phí trần và sàn cho mô hình trường công CLC, UBND TP. Hà Nội cho biết đã cân nhắc trên cơ sở mức sống, cân đối học phí của các trường dân lập, quốc tế trên địa bàn Thành phố, suất đầu tư cũng như mục tiêu tiêu chí chất lượng sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, xem ra con số này vẫn chưa “chạm” tới thực tế, bởi cùng ở Hà Nội song cả trường CLC ở nội cũng như ngoại thành đều rất khó thu đủ được tới mức học phí ở mức trần mà Thành phố xây dựng.

Nguyên lý thành lập trường công CLC là suất đầu tư cao cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao để nhận được nguồn nhân lực chất lượng cũng cao. Song với cơ chế tài chính chưa đồng bộ như hiện nay thì thật khó đạt được mục đích như trên, nhất là khi đến giờ phút này, cơ chế tài chính chi tiêu nội bộ trong các trường CLC vẫn hưa được ban hành.

Nguyệt Hà