• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM: Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu cả nước

(Website Chính phủ) - Trải qua nửa thế kỷ hình thành, xây dựng và phát triển, Trường Đại học Bách khoa-Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong cả nước, khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, ngày 27/10, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì và đón Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân về dự lễ kỷ niệm thành lập trường.

27/10/2007 16:30
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Huân chương Độc lập Hạng nhì cho trường Đại học Bách Khoa TP. HCM
Ảnh: Website Chính phủ
Nhân dịp này, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những nỗ lực và đóng góp xuất sắc của các thế hệ thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và sinh viên trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Hiện nay, trường đang đào tạo trên 15.000 sinh viên hệ chính quy ở 46 ngành và chuyên ngành đại học, gần 5.000 học viên cao học, hơn 240 nghiên cứu sinh ở 39 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ, 41 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ. Nhiều trường đại học trong khu vực thừa nhận và công nhận tương đương chương trình các môn học tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, sinh viên được chuyển đổi kết quả học tập khi đào tiếp ở nước ngoài. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ, nhà trường chú trọng đến hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nhiều đề tài nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội cho TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam.
Phó Thủ tướng cho rằng, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là một trường Đại học kỹ thuật lớn, có uy tín trong cả nước, là trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, sáng tạo và ứng dụng tri thức công nghệ mới, cung cấp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quản lý cho đất nước. “Với đội ngũ gần 900 cán bộ giảng dạy trong đó có 50 Giáo sư, Phó Giáo sư, trường đã phát huy thế mạnh của mình, gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Uy tín của nhà trường có được ngày hôm nay chính là nhờ thành tích học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy của các thầy cô giáo và sinh viên suốt 50 năm qua”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trên chặng đường phát triển sắp tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM - đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới giữ vững truyền thống là một trường đại học vừa cung cấp nhân lực trình độ cao, vừa cung cấp giải pháp kỹ thuật công nghệ quản lý cho đất nước; sẽ tiếp tục là trường tiên phong trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức công nghệ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển  cũng như sự nghiệp giáo dục đào tạo của TP.HCM và cả nước.
Học sinh, sinh viên ra trường phải có 3 năng lực cơ bản
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm cơ sở vật chất của trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành - TP.HCM -
Ảnh: Website Chính phủ
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiên đã đi thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành -TP.HCM, về công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Đây là trường nằm trong doanh nghiệp là Công ty dệt may Sài Gòn nên có nhiều thuận lợi trong việc phát triển mô hình gắn kết bốn nhà: nhà doanh nghiệp-nhà quản lý-nhà nghiên cứu và nhà trường, nối dài các xưởng thực hành, thực tập đến doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh sinh viên (HSSV) tiếp cận và làm quen với quy trình công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, dần hình thành kỷ luật lao động tự giác và tác phong công nghiệp.
Để tạo việc làm cho HSSV, nhà trường đã liên hệ với các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, các tỉnh lân cận, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh giao việc làm bán thời gian, nhận HSSV thực tập tay nghề và tốt nghiệp. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp khảo sát tay nghề và trình độ chuyên môn của lực lượng lao động sẵn sàng tiếp nhận sau khi tốt nghiệp ra trường; đồng thời là nơi kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, qua đó nhà trường có những điều chỉnh kịp thời cả về nội dung chương trình, quy trình tổ chức đào tạo… cho phù hợp với nhu cầu thị trường lao động của xã hội.
Để trường phát triển nhanh hơn nữa, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ban giám hiệu nhà trường phải đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nắm bắt được nhu cầu xã hội, nâng tỷ trọng HSSV được đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp, HSSV ra trường phải có việc làm. Thứ hai, trường phải gắn bó với doanh nghiệp, từ đó có được sự hỗ trợ và giúp đỡ, đáp ứng được đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng mong muốn, HSSV ra trường phải có 3 năng lực cơ bản, đó là ý chí quyết tâm của người Việt Nam không chịu nghèo, nỗ lực phấn đấu vươn lên; có năng lực cơ bản lý luận và nghề nghiệp; cuối cùng là có kỹ năng tự học và làm việc từ đó sẽ ngày càng phát triển nhanh hơn.
Kiều Liên