• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động

(Chinhphu.vn) - Người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần thì được yêu cầu giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động để xác định tổng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động làm căn cứ hưởng chế độ trợ cấp.

04/11/2010 18:12

Ông Trần Thanh An (Thái Nguyên) năm 2008 bị tai nạn lao động với mức suy giảm khả năng lao động là 10%, đã hưởng chế độ tai nạn lao động 1 lần tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh.

Tháng 3 năm 2010, ông An lại bị tai nạn lao động với mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Ông An muốn biết ông có thuộc diện được hưởng chế độ "tai nạn lao động tổng hợp" không?

Câu hỏi của ông An được Công ty TNHH Luật Đại Việt tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp theo 1 trong 2 chế độ là trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng, căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động của người đó chứ không có chế độ “hưởng tai nạn lao động tổng hợp”.

Tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định 3  trường hợp người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Căn cứ các quy định trên, nếu ông bị tai nạn lao động nhiều lần thì ông được yêu cầu giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động để xác định sau khi bị tai nạn lần 2 thì tổng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của ông là bao nhiêu, từ đó làm căn cứ hưởng chế độ trợ cấp 1 lần hay hàng tháng.

Trợ cấp một lần

Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

Nếu suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung

Ngoài ra, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Trợ cấp hằng tháng

Theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Nếu suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung

Ngoài ra, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Do vậy, nếu ông An bị tai nạn lần thứ 2, gây tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 15% hoặc giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì ông vẫn chỉ được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo quy định trên.

           

Công ty Luật TNHH Đại Việt 

(335, phố Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

 * Thông tin chuyên mục này có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong hoạt động tố tục pháp luật.