• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc là ông, bà

(Chinhphu.vn) - Cục Thuế An Giang giải đáp thắc mắc của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang về việc xác định người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh.

08/03/2012 10:16

Tại khoản 1.2, điểm 1, Điều 2 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính có quy định: "Đối tượng được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 1.1 nêu trên và tại tiết 3.1.4, tiết 3.1.5, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC (trừ người phụ thuộc là con) cụ thể như sau:

- Người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Bị tàn tật không có khả năng lao động; không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.

- Người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.

- Đối với người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.”    

Theo khoản 2.2, điểm 2, Điều 2 Thông tư nêu trên hướng dẫn bổ sung về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột, các cá nhân khác và nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột, các cá nhân khác:

- Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.

- Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế là: bản sao đăng ký tạm trú hoặc bản tự khai (theo mẫu số 21a/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế sống về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

- Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 21b/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận về việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng.

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp cá nhân đăng ký người phụ thuộc là ông, bà nội (ngoại) kế và các cá nhân khác nếu thỏa mãn điều kiện nêu trên và không nơi nương tựa mà đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng thì được tính giảm trừ.

Theo đó, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên và cá nhân tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu kê khai.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Tin, bài liên quan:

>>Cách xác định người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh

>>Trường hợp giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc là cha mẹ nuôi