Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Trong khi đó hợp đồng đào tạo có ghi: "Sau khi kết thúc khoá đào tạo nếu được thi tuyển hợp lệ, thì người lao động cam kết phục vụ cho Công ty ít nhất 2 năm kể từ khi chính thức ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với Công ty. Mức lương khởi điểm từ 300 USD đến 400 USD tuỳ theo kết quả và năng lực đào tạo".
Như vậy, Công ty đã không thực hiện đúng như cam kết trong hợp đồng đào tạo. Ông Hoàng hỏi, trong quá trình làm việc nếu ông chấm dứt HĐLĐ thì có phải bồi thường hợp đồng đào tạo cho công ty mẹ không? Công ty mẹ có vi phạm hợp đồng đào tạo với ông không? Nếu có ông có thể khởi kiện không?
Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Hoàng hỏi như sau:
Theo Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về HĐLĐ, “Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải bồi thường chi phí đào tạo… trừ trường hợp chấm dứt HĐLĐ mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung”.
Điểm b, khoản 4 mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn: Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động.
Trường hợp ông Trịnh Khắc Hoàng được một công ty có vốn đầu tư nước ngoài cử đi đào tạo 6 tháng tại nước ngoài. Tại hợp đồng đào tạo ông Hoàng và Công ty đã thỏa thuận: "Sau khi kết thúc khoá đào tạo nếu được thi tuyển hợp lệ, thì người lao động cam kết phục vụ cho Công ty ít nhất 2 năm kể từ khi chính thức ký HĐLĐ với công ty. Mức lương khởi điểm từ 300 USD đến 400 USD tuỳ theo kết quả và năng lực đào tạo".
Tuy nhiên, sau khi ông Hoàng về nước, công ty cử ông đi đào tạo (công ty mẹ) đã không ký kết HĐLĐ mà chuyển cho công ty con ký HĐLĐ thời hạn 6 tháng, với mức lương 3 triệu đồng không đúng với cam kết về thời gian làm việc và mức lương khởi điểm nêu trong hợp đồng đào tạo.
Nếu sự việc đúng như ông Hoàng phản ánh thì công ty cử ông đi đào tạo có vi phạm hợp đồng đào tạo đã ký.
Ông Hoàng cần đề nghị bằng văn bản với Giám đốc công ty đã cử ông đi đào tạo, yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng đào tạo, trực tiếp ký HĐLĐ có thời hạn ít nhất là 2 năm với mức lương khởi điểm đã thỏa thuận.
Để chấm dứt HĐLĐ thời hạn 6 tháng đã ký với công ty con, ông Hoàng cần thực hiện đúng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động hiện hành.
Nếu thực hiện đúng quy định về điều kiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ và báo trước ít nhất là 3 ngày bằng văn bản, ông Hoàng sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty mẹ.
Theo Luật sư, hai bên tranh chấp nên chủ động thương lượng, hoặc mời bên thứ ba trung gian hòa giải để cùng đạt đến thỏa thuận có lợi nhất.
Trường hợp không thể thương lượng, hòa giải được thì bên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị phía bên kia xâm hại có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Bị đơn cũng có thể yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn.
Luật sư Lê Văn Đài
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
Tin liên quan:
- Có phải đền bù chi phí đào tạo khi thôi việc?
- Việc bồi thường khi vi phạm cam kết đào tạo