• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp xử lý kỷ luật sa thải lao động

(Chinhphu.vn) - Công ty của bà Đào Thị Hải (tỉnh Bắc Ninh) có 1 nhân viên tự ý bỏ việc 6 ngày trong tháng mà không có lý do chính đáng. Giám đốc yêu cầu bà Hải làm quyết định sa thải, nhưng nhân viên đó cho rằng công ty vi phạm pháp luật vì nhân viên này chưa nghỉ quá 20 ngày/năm. Vậy, nên giải quyết trường hợp này như thế nào?

16/10/2012 11:02

Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Tại khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động hiện hành (ban hành năm 1994, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức sa thải quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động, hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/1995/NĐ-CP ngày 6/7/1995 đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 và hướng dẫn tại điểm 2, điểm 3 Mục III Thông tư số  19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 như sau:

Hình thức sa thải áp dụng đối với người lao động phải được cụ thể hóa trong nội quy lao động.

Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch, theo ngày làm việc của đơn vị, kể cả ngày làm thêm đã được thỏa thuận bằng văn bản.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm:

- Do thiên tai, hoả hoạn có xác nhận của UBND xã, phường nơi xảy ra;

- Do bản thân  ốm có giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế  có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị;

- Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị  ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con;

- Các trường hợp khác do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động.

Cụ  thể các vấn đề bà Đào Thị Hải hỏi: Trường hợp công ty bà có người lao động tự ý bỏ việc 6 ngày cộng dồn trong một tháng dương lịch, mà không có lý do chính đáng như quy định nêu trên, thì công ty có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động phải thực hiện đúng quy định tại Điều 11 của Nghị định số 41/1995/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm 2, Mục IV Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 41/1995/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động là người sử dụng lao động (giám đốc, tổng giám đốc); người được người sử dụng lao động ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách, do vậy việc giám đốc công ty ủy quyền cho bà Hải ra quyết định sa thải người lao động là không đúng quy định.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.