• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Truy tặng Huân chương Lao động cho ĐBQH Ngô Văn Minh

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh sau một thời gian lâm bệnh đã từ trần ngày 16/12/2016. Ghi nhận những đóng góp xuất sắc của đại biểu Ngô Văn Minh trong quá trình công tác, Chủ tịch nước đã truy tặng ông Huân chương Lao động hạng Nhì.

20/12/2016 18:25


Đúng 7 giờ 30 phút sáng nay 20/12, Ban lễ tang cùng bạn bè, thân hữu, gia quyến đã tổ chức lễ truy điệu đại biểu Ngô Văn Minh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tại nhà riêng (TP.Tam Kỳ).

Trong niềm tiếc thương vô hạn, ông Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức lễ tang đã đọc điếu văn ôn lại tiểu sử cuộc đời và quá trình hoạt động sôi nổi của đại biểu Ngô Văn Minh cho đến khi lâm bệnh nặng.

Điếu văn khẳng định, là một đại biểu dân cử nhiệt huyết và trách nhiệm, dấu ấn hoạt động của đại biểu Ngô Văn Minh được thể hiện qua các phát biểu và chất vấn thẳng thắn tại nghị trường đối với các vấn đề mang đậm hơi thở cuộc sống, bức xúc được dư luận cử tri cả nước quan tâm, phản ánh.

Ghi nhận những đóng góp xuất sắc trong quá trình công tác của đại biểu Ngô Văn Minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, ngày 20/12, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông.

Dịp này, nhân chuyến kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến viếng hương, chia buồn cùng gia quyến và dự lễ truy điệu đại biểu Ngô Văn Minh.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho thân nhân gia đình đại biểu Ngô Văn Minh. Ảnh Báo Quảng Nam

Câu chất vấn, tranh luận cuối cùng của ĐBQH Ngô Văn Minh

Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh, sinh ngày 05/9/1959. Quê quán: Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là Uỷ viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Israel, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khoá XII, XIII, XIV. Huân chương Lao động hạng ba, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được các cơ quan, tổ chức, các giáo sư, bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa, song do bệnh hiểm nghèo, ông đã từ trần vào hồi 21 giờ 06 phút ngày 16/12/2016 tại nhà riêng.

Là Đại biểu Quốc hội 3 khoá XII, XIII và XIV, đại biểu Ngô Văn Minh được nhiều người biết đến với nhiều phát ngôn mạnh mẽ, tâm huyết, "làm nóng" nghị trường. Các ý kiến của ông đều rất thẳng thắn trước các vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm cũng như cử tri phản ánh, nhất là phòng chống tham nhũng và công tác cán bộ.

Lần cuối cùng chất vấn, tranh luận của Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Cụ thể, tại phiên chất vấn chiều 16/11/2016 (Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV), Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh chất vấn hai Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Công an.

Khẳng định, vụ Trịnh Xuân Thanh là chuyện tày trời, một mình ông Trịnh Xuân Thanh không thể làm được chuyện tày đình, đại biểu hỏi Bộ trưởng nguyên nhân cốt lõi, trách nhiệm chính yếu của Bộ Nội vụ đối với việc này, từ chuyện tặng thưởng Huân chương Anh hùng lao động khi ông này còn ở doanh nghiệp xây lắp dầu khí, được đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, cũng như công tác quản lý cán bộ như thế nào để ông này khi bị khởi tố ra đi một cách êm ả, nhưng đủ chấn động dư luận trong thời gian qua.

Liên quan tới vấn đề này, đại biểu "đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết hiện nay có bao nhiêu trường hợp luân chuyển theo đường "tiểu ngạch", không chính hiệu kiểu như ông Trịnh Xuân Thanh? Cho biết có văn bản nào quy định về kiểu luân chuyển này không? Thực tế của tình hình này hiện nay ra sao và giải pháp xử lý trong thời gian tới?"

Để làm sâu sắc hơn vấn đề này, đại biểu Ngô Văn Minh "đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an trả lời trước dư luận về trách nhiệm của Bộ trong việc theo dõi, giám sát, quản lý đối tượng để ông Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ ra đi rồi phải phát lệnh truy nã kiểu con voi chui lọt lỗ kim gây bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Chưa thỏa mãn với phần trả lời của Bộ trưởng, phiên chất vấn tiếp theo (sáng 17/11/2016), Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh - Quảng Nam tiếp tục tranh luận: “Vụ ông Trịnh Xuân Thanh nguyên nhân cốt lõi và trách nhiệm chính yếu của Bộ Nội vụ từ việc tặng thưởng Huân chương Anh hùng lao động cho đến đề bạt bổ nhiệm về Hậu Giang. Việc đó thì trách nhiệm của bộ như thế nào?

Thứ hai, luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh hiện nay có văn bản nào quy định không? Hiện nay có bao nhiêu trường hợp đang luân chuyển theo kiểu này, thực trạng ra sao và tới đây xử lý từng trường hợp cụ thể việc này như thế nào?"

Vấn đề thứ ba, đại biểu "đề nghị đồng chí Bộ Công an có nói bây giờ đối tượng của chúng ta, lực lượng công an tinh nhuệ, xuất sắc đi phá bao nhiêu vụ án đặc biệt nghiêm trọng được toàn dân ghi nhận hơn 70 năm qua chiến công hiển hách của công an nhân dân. Nhưng bây giờ mỗi lần tham nhũng lớn hết Vinashine, Vinaline, lại tới ông này, có chuyện tham nhũng là bỏ trốn, ra đi một cách êm ái như con voi chui vào lỗ kim ai chấp nhận được, mà giờ phát lệnh truy nã toàn thế giới.

Cử tri chia sẻ với tôi là: "Báo cáo đại biểu, hiện nay trong Interpol không có danh sách ông Trịnh Xuân Thanh là bị truy nã quốc tế". Có những việc làm mà ở nông thôn an ninh trật tự một ông say rượu cả đêm quậy phá ngày mai đi đâu người ta biết hết, người ta quản lý địa bàn, quản lý đối tượng phải thế chứ. Đó là những điều bức xúc, tôi đề nghị cần phải trả lời còn không sẽ gây bức xúc trong cử tri”.

Kết thúc phần tranh luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Nội vụ trả lời bổ sung bằng văn bản. Đề nghị Bộ Công an có báo cáo về các trường hợp đang theo dõi mà đã bỏ trốn vừa rồi.