• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Truyền thông bảo vệ môi trường cho giới trẻ: Hãy hành động nhiều hơn!

Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho giới trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Nhiều hoạt động truyền thông, tuyên truyền hướng đến giới trẻ được tổ chức tại Hải Phòng, thu hút nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể tham gia. Ngành giáo dục lồng ghép những bài học về bảo vệ môi trường vào chương trình học của học sinh tiểu học, THCS, THPT… Song thực tế cho thấy sức ảnh hưởng của những hoạt động truyền thông và bài học đối với giới trẻ còn hạn chế.

26/08/2011 15:07

Lý thuyết: Cần nhưng chưa đủ

“Cháu có thể trả lời khá rõ ràng khi được hỏi về ô nhiễm môi trường, vai trò của năng lượng tái tạo,…nhưng một việc đơn giản thể hiện ý thức với môi trường lại không thực hiện được. Cháu vẫn tùy tiện vứt vỏ hộp đồ ăn ra đường, khu vực công cộng, ra khỏi phòng không tắt điện, tắt quạt,…” - chị Nguyễn Hà Minh (phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An) chia sẻ về cậu con trai đang học lớp 9 một trường THCS trên địa bàn quận. Nhiều bạn trẻ có thể thuộc các bài học về các vấn đề môi trường nhưng lại chưa coi trọng môi trường chung quanh, thiếu những hành động cụ thể để bảo vệ, gìn giữ môi trường. Không khó để đưa ra ví dụ: đồi Thiên Văn (quận Kiến An) sau đêm Giao thừa trở nên xơ xác, nhiều thanh niên chặt cả cành thông lớn về nhà làm cành lộc. Ở khu 2, khu 295 (Đồ Sơn), dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ thản nhiên xả rác ra bãi tắm. Rồi ở khá nhiều địa danh lịch sử, khu du lịch khác cũng có tình trạng tương tự. Có bạn còn khắc, vẽ lên cây, ghế đá, tường, giẫm lên thảm cỏ, bẻ cành…

Hiện nay, giáo dục môi trường được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, được lồng ghép trong các tiết học công nghệ, sinh học,...Theo đó, học sinh được tìm hiểu khá nhiều vấn đề môi trường như: năng lượng tái tạo và hệ sinh thái, phân loại năng lượng tái tạo, phân loại các dạng năng lượng trong tự nhiên, các dạng tăng dân số, rác thải đô thị ô nhiễm đất, tiết kiệm năng lượng, đa dạng sinh học, mâu thuẫn về lợi ích trong công nghiệp năng lượng, mâu thuẫn về lợi ích trong xã hội,…Có thể thấy, các bài giảng “nặng” lý thuyết, ít tác động tới nhận thức của học sinh. Thực tế đó khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính hiệu quả của những chương trình giáo dục, truyền thông bảo vệ môi trường dành cho giới trẻ.

Ngoài việc tiếp cận các vấn đề bảo vệ môi trường thông qua bài giảng, các bạn trẻ, học sinh ở bậc học THPT, đại học còn tham gia các hoạt động thanh niên tình nguyện; tham gia trồng hơn 10 nghìn cây chắn sóng tại bãi biển Vinh Quang (Tiên Lãng) và 10 nghìn cây chắn sóng ở huyện đảo Bạch Long Vỹ. Hoạt động “Mùa hè thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện” gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác, trồng cây xanh tại các tuyến đường thanh niên. Đoàn viên, thanh niên hưởng ứng nhiều cuộc thi về môi trường, như vẽ tranh “Thanh niên với môi trường “xanh-sạch-đẹp”; cuộc thi “Ý tưởng bảo vệ môi trường”,thành lập 151 đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường,…Các hoạt động này còn mang nặng tính phong trào, thiếu những biện pháp lâu dài; do đó sức lan tỏa của những hoạt động này chưa rộng, chưa biến việc bảo vệ môi trường trở thành lối sống, một thói quen.

Bắt đầu từ những việc làm cụ thể

Mỗi tháng 2 lần, Nguyễn Mạnh Hiển – sinh viên năm thứ 4 Trường đại học Hàng hải cùng nhiều học sinh, sinh viên của một số trường đại học, THPT trên địa bàn thành phố lại tập trung, cùng nhau tham gia các hoạt động như: nhặt rác, dọn vệ sinh, diễu hành tuyên truyền bảo vệ môi trường và trao đổi về kỹ năng sống để có thể chủ động trong cuộc sống hiện đại, sống tích cực, có ý nghĩa và vì cộng đồng. Hoạt động của Hiển và các thành viên của nhóm thanh niên tình nguyện Hoa Sen thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Bạn Hiển tâm sự: Em từng thực hiện chuyến đạp xe xuyên Việt tuyên truyền về môi trường. Trở về thành phố em mong muốn làm điều gì đấy để thu hút các bạn cùng chung tay bảo vệ môi trường. Tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ dường như có sức lan tỏa, hoạt động từ cuối năm 2010 nhưng đến nay nhóm có trên 100 thành viên thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ thực tế hoạt động, em nghĩ để việc bảo vệ môi trường thành thói quen, phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ gia đình. Mặt khác, nhà trường cần có những bài học, chuyên đề thiết thực hơn; tổ chức truyền đạt lý thuyết suông của các thầy, cô giáo trên lớp. Bên cạnh việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường mang tình ngắn hanh, sinh viên tình nguyện cần có các đợt tuyên truyền nâng cao ý thức cho các em học sinh. Đây là biện pháp mang tính lâu dài bảo vệ môi trường trong tương lai.

Mọi người đều có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc đơn giản nhất, như không sử dụng túi nilon; dùng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; tắt tất cả thiết bị điện không cần thiết; gom chai nhựa để tái chế,…Bởi vậy, việc tổ chức những chương trình, sân chơi về môi trường dành cho bạn trẻ nên chú trọng đến những hoạt động thực tế, mang tính hành động hơn thay vì dừng lại ở tuyên truyền đơn thuần.

Hà Linh