• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Truyền thông chính sách như thế nào để tạo đồng thuận xã hội?

(Chinhphu.vn) - Ngày 1/11, Cổng TTĐT Chính phủ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách và đồng thuận xã hội”.

01/11/2017 16:35

Các đại biểu, diễn giả tham gia hội thảo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội thảo thu hút hơn 100 nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, giảng viên và chuyên gia báo chí- truyền thông Việt Nam và Hàn Quốc.

Đồng thuận xã hội không chỉ là mục tiêu mà còn là nguồn lực xã hội quan trọng nhằm góp phần triển khai thành công chính sách trong thực tiễn. Với khả năng tạo dựng diễn đàn để đối thoại và phản biện chính sách, báo chí và truyền thông tạo cầu nối giữa chủ thể ban hành chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Truyền thông càng tham gia đầy đủ vào các khâu của quy trình chính sách thì hiệu quả và tác động tích cực của chính sách trong thực tiễn càng được nâng lên.

Đó là một số vấn đề chính được các đại biểu, diễn giả đề cập tại hội thảo nói trên.

Mối quan hệ mật thiết

Theo ông Vi Quang Đạo, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ, để chính sách sát với thực tiễn cuộc sống, được cuộc sống đón nhận, thể hiện được sự đồng thuận giữa cơ quan ban hành và đối tượng thụ hưởng thì ngoài những yếu tố không thể thiếu như năng lực, trình độ, nhận thức… của những người trực tiếp soạn thảo chính sách thì ngày nay, việc truyền thông về chính sách đang ngày càng có vai trò quan trọng. Thực tiễn đã chứng minh truyền thông tham gia chặt chẽ vào mọi khâu liên quan đến chính sách, từ hoạch định, soạn thảo, hoàn thiện đến thực thi, điều chỉnh chính sách.

Theo ông Vi Quang Đạo, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, thực tiễn đã chứng minh truyền thông tham gia chặt chẽ vào mọi khâu liên quan đến chính sách, từ hoạch định, soạn thảo, hoàn thiện đến thực thi, điều chỉnh chính sách. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Ở Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chú ý đến công tác truyền thông chính sách. Quan điểm nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là cởi mở với báo chí; mọi hoạt động của Chính phủ, của các cơ quan Nhà nước đều phải công khai, minh bạch, công bố cho người dân được biết, trừ những nội dung mật theo quy định. Quan điểm này nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo phát triển, hướng vào phục vụ người dân và doanh nghiệp”, ông Vi Quang Đạo cho biết.

PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, nhận thức mang tính phương pháp luận về truyền thông chính sách và đồng thuận xã hội là tiền đề quan trọng để xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả. Ông Trương Ngọc Nam nhận định truyền thông chính sách và đồng thuận xã hội có mối quan hệ mật thiết. Theo đó truyền thông xây dựng đồng thuận xã hội về chính sách và đến lượt mình, đồng thuận xã hội thúc đẩy quá trình thực thi chính sách. Truyền thông hình thành văn hoá đối thoại; bảo đảm quyền được biết của công chúng đồng thời xây dựng môi trường công khai, minh bạch cho việc thảo luận, xây dựng và thực thi chính sách”.

Truyền thông chính sách góp phần xây dựng niềm tin của người dân vào Chính phủ

Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông chính sách tại Hàn Quốc, TS. Uhm Seung-yong, Giám đốc Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc cho biết, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng quy chế hoạt động của truyền thông chính sách quốc gia dưới dạng nghị định với tất cả các hoạt động truyền thông của các cơ sở của Chính phủ, từ việc trưng cầu dân ý đến việc thông báo các chính sách của Chính phủ.

Theo TS. Uhm Seung-yong, vốn xã hội là nhân tố chính tạo nên hiệu quả của truyền thông chính sách và góp phần xây dựng niềm tin của người dân với chính phủ. Nếu như những kết quả cụ thể của chính sách có thể là mục tiêu của truyền thông chính sách trong ngắn hạn thì việc xây dựng niềm tin của người dân với chính phủ phải là kết quả của truyền thông chính sách trong dài hạn. Niềm tin của người dân là yếu tố quan trọng trong việc ổn định chính phủ và tạo ra sự ủng hộ đối với chính sách công. Nếu không có mối quan hệ tin cậy giữa người dân và chính phủ, truyền thông chính sách không thể thực hiện tốt.


TS. Uhm Seung-yong, Giám đốc Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc cho rằng vốn xã hội là nhân tố chính tạo nên hiệu quả của truyền thông chính sách và góp phần xây dựng niềm tin của người dân với Chính phủ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Còn theo TS. Vũ Thanh Vân, Trưởng Phòng hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, để tăng cường hiệu quả truyền thông chính sách, cần nâng cao năng lực truyền thông của công chúng như cách tiếp cận từ dưới lên. Để thúc đẩy sự ủng hộ tuân thủ chính sách từ phía đối tượng, cần đồng thời nâng cao năng lực nhận thức của họ về chính sách và niềm tin về nhận thức đó. Năng lực truyền thông cần được coi là phương tiện chủ yếu giúp công dân tham gia vào xã hội và giúp cho nhà nước điều chỉnh hành vi và mục đích của công dân.

Quá trình truyền thông chính sách không phải và không thể là quá trình áp đặt mong muốn của chủ thể chính sách hay chủ thể truyền thông chính sách đối với công chúng. Truyền thông chính sách cần là quá trình đối thoại chính sách, kích thích sự tham gia tích cực, chủ động của công chúng. Sự tham gia của công chúng không chỉ dựa trên nền tảng lợi ích mà cả hiểu biết và trách nhiệm xã hội. Năng lực truyền thông và trách nhiệm truyền thông khi đó trở thành hai mặt của một vấn đề với mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau.

Trong bối cảnh truyền thông xã hội ngày càng trở nên phổ biến, công chúng ngày càng tiếp nhận thông tin nhiều hơn từ các phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù có ưu thế về không gian thông tin cởi mở đa chiều nhưng truyền thông xã hội không có khả năng duy trì các cuộc đối thoại thực chất, bền vững. Các phương tiện xã hội có khả năng đạt được mục tiêu làm cho công chúng biết về chính sách nhiều hơn trong khi các phương tiện chính thống có thể thành công hơn trong việc giúp công chúng hiểu và ủng hộ chính sách.

PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định truyền thông chính sách và đồng thuận xã hội có mối quan hệ mật thiết. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề xuất mô hình truyền thông chính sách mới

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, với tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo, vấn đề truyền thông chính sách cần thay đổi nhanh chóng cả về nhận thức và tổ chức bộ máy để thích ứng với môi trường truyền thông số và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội.

Trước hết cần thống nhất nhận thức rằng chu trình chính sách cần huy động, phát huy vai trò thể chế báo chí-truyền thông vào việc phản biện xã hội nhằm mục đích hoàn thiện chính sách và phát huy vai trò giám sát xã hội của báo chí-truyền thông-dư luận xã hội trong thực thi chính sách. Có như vậy mới bảo đảm chống, hạn chế lợi ích nhóm và lạm dụng quyền lực, bảo đảm đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Thứ hai, cần chuyển đổi mô hình truyền thông chính sách từ chủ yếu tuyên truyền sang truyền thông; từ chủ yếu "soạn thảo chính sách trong nội bộ" sang huy động nguồn lực trí tuệ, cảm xúc xã hội, nhân dân tham gia phản biện xã hội, giám sát xã hội thông qua thiết chế báo chí truyền thông. Bởi vì chỉ có thể tạo dựng được đồng thuận xã hội cao khi đông đảo nhân dân, nhất là nhóm đối tượng chịu tác động chính sách được dễ dàng tham gia phản biện xã hội trong thiết kế chính sách. Chỉ có thể gia tăng niềm tin của nhân dân vào thể chế, khi nhân dân được tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho giám sát xã hội đối với thực thi chính sách.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững đề xuất mô hình truyền thông chính sách cho các bộ ngành là cần thành lập trung tâm truyền thông theo mô hình truyền thông Chính phủ trong đó có bộ phận tham mưu còn lại chủ yếu làm dịch vụ truyền thông và quan hệ công chúng.

Song song với đó là tổ chức đào tạo lại và tập huấn cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân sự của các trung tâm truyền thông bảo đảm cho đội ngũ này có quan điểm, thái độ đạo đức kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu tổ chức bộ máy…

Theo ông Lê Việt Đông, Phó Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, truyền thông chính sách, nhất là góp ý, phản biện chính sách là việc rất khó, đòi hỏi hiểu biết sâu rộng của nhà báo, của cơ quan thông tin báo chí. Nhiều khi vấn đề đặt ra không chỉ là chính sách “đúng hay sai” so với các quy định của pháp luật, mà quan trọng hơn là chính sách có khả thi, có hợp lý, có cần thiết và có hiệu quả không.

Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hơn thế nữa, những người làm công tác truyền thông chính sách cũng có khả năng xung đột với các cơ quan quản lý khác khau. Tất cả những điều này đòi hỏi người làm báo không chỉ nắm vững được những vấn đề chính sách phức tạp mà còn phải có bản lĩnh không ngại va chạm.

Thực tế nói trên đòi hỏi các cơ quan báo chí cần phải đầu tư hơn cho nội dung này thì mới có nhiều hơn những tác phẩm truyền thông chính sách có chất lượng cao và sức tác động, lan tỏa ngày càng lớn.

Nhật Thy