• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Truyền thông Trung Quốc viết về chương mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Truyền thông chính thống Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Thời báo Hoàn cầu… đã đồng loạt đưa tin đậm nét về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cho rằng chuyến thăm sẽ viết nên một chương mới và vạch ra lộ trình mới cho quan hệ hai nước.

15/04/2025 16:48
Truyền thông Trung Quốc viết về chương mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc- Ảnh 1.

Trang nhất của Tân Hoa xã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: Chủ tịch nước Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Sân bay quốc tế Nội Bài

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, truyền thông Trung Quốc đều nhấn mạnh việc đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm nay và là chuyến thăm đầu tiên tới nước láng giềng sau Hội nghị Trung ương về công tác láng giềng. Điều này đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Chuyến thăm này là hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng có ý nghĩa chiến lược giữa hai Đảng, hai nước và sẽ có tác động sâu rộng đến sự phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời, thông qua chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đã trao đổi sâu sắc về các vấn đề chung, chiến lược và định hướng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước; vạch ra kế hoạch mới cho việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam.

Chuyến thăm này diễn ra đúng vào dịp Trung Quốc và Việt Nam kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa núi sông liền một dải, Trung Quốc và Việt Nam đang đứng trước một điểm khởi đầu mới cho sự phát triển quan hệ song phương. Trong những năm gần đây, quan hệ song phương đã có những tiến triển liên tục, không chỉ dựa trên sự hợp tác chiến lược chia sẻ lý tưởng, niềm tin và nhu cầu phát triển chung, mà còn dựa trên nhu cầu thực tế của cả hai trong việc chủ động tìm kiếm lợi thế bổ sung và chia sẻ nguồn lực trong các lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng và chuỗi công nghiệp.

Truyền thông Trung Quốc viết về chương mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc- Ảnh 2.

Trang nhất của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đưa tin đậm nét về các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung-Việt có ý nghĩa toàn cầu quan trọng

Tờ Thời báo Hoàn cầu đã đăng bài xã luận nhan đề "Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung-Việt có ý nghĩa toàn cầu quan trọng".

Bài xã luận nêu rõ tại các cuộc làm việc ở Hà Nội, các nhà lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến về vấn đề toàn cục, chiến lược và định hướng của quan hệ hai Đảng, hai nước, xác định tầm nhìn cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược theo định hướng "6 hơn", cùng vững bước tiến xa, đóng góp cho cộng đồng nhân loại. Tác giả bài xã luận cho rằng ý nghĩa của việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương Trung-Việt rất cụ thể trong quan hệ giữa hai nước.

Chuyến thăm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước đã có những bước tiến lớn, phù hợp với nhu cầu thiết thực của mỗi bên trong việc bổ sung lợi thế và chia sẻ nguồn lực trong các lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, chuỗi công nghiệp...

Theo bài viết, dưới sự dẫn dắt chiến lược của ngoại giao nguyên thủ, quan hệ Trung-Việt đã đạt được những bước tiến mới: Từ việc cùng nỗ lực chống tội phạm xuyên quốc gia và tổ chức thành công Đối thoại chiến lược "3+3", đến những tiến triển có trật tự việc kết nối đường sắt và xây dựng cảng thông minh giữa hai nước, cũng như kim ngạch thương mại song phương năm ngoái vượt 260 tỷ USD, hợp tác chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng ngày càng chặt chẽ. Việc thực hiện "chuyến đi một ngày giữa hai quốc gia" đã đưa nhân dân hai nước xích lại gần nhau hơn nữa. Là hai nước quan trọng trong khu vực, hợp tác mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập hình mẫu cho các nước khác xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia, thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, hình thành tuần hoàn hợp tác tốt đẹp cùng có lợi cùng thắng.

Truyền thông Trung Quốc viết về chương mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc- Ảnh 3.

Trang nhất của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đưa tin đậm nét về các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo bài xã luận, các nước láng giềng là phương hướng ưu tiên của ngoại giao Trung Quốc, Việt Nam là phương hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Về phần mình, Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của mình.

Thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Đánh giá về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này, nhà nghiên cứu Lưu Anh, Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định lãnh đạo hai nước cùng nhau vạch ra kế hoạch mới để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc. Điều này không chỉ góp phần củng cố hòa bình và ổn định khu vực mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và tăng trưởng kinh tế thế giới.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà nghiên cứu Lưu Anh lưu ý rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn thăm Việt Nam là chuyến thăm đầu tiên trong năm nay và lãnh đạo hai nước đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị sâu sắc "mối tình thắm thiết Việt - Trung, vừa là đồng chí, vừa là anh em". Hai bên có ngành công nghiệp có tính bổ sung cho nhau cao và quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng chặt chẽ. Cả hai đều cam kết xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Truyền thông Trung Quốc viết về chương mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc- Ảnh 4.

Trang nhất của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đưa tin đậm nét về các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Năm nay cũng là năm đánh dấu 75 năm ngày Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa Việt Nam và Trung Quốc được Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo dựng và được các nhà lãnh đạo kế tiếp của hai nước dày công vun đắp, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã trở thành tài sản chung quý giá của hai Đảng, hai nước. Nhân dân hai nước chung tay đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, hai nước là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Theo nhà nghiên cứu Lưu Anh, Việt Nam và Trung Quốc có chế độ chính trị tương đồng và con đường phát triển giống nhau. Cả hai đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và có mức độ tin cậy chính trị cao. Trong những năm gần đây, hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đã được tăng cường toàn diện. Lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước tiến hành nhiều cuộc trao đổi và thăm lẫn nhau. Hai bên duy trì liên lạc chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược lớn và trao đổi ở mọi cấp độ ngày càng chặt chẽ hơn. Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược "3+3" về ngoại giao, công an và quốc phòng.

Bà Lưu Anh cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có sự tương đồng về chế độ chính trị, mà còn có sự hợp tác kinh tế và thương mại ngày càng chặt chẽ. Cả hai đều là những nền kinh tế tăng trưởng cao và đều đang nỗ lực đạt được mục tiêu hiện đại hóa đất nước. Hợp tác kinh tế thương mại song phương phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng, từ hàng dệt may đến đồ gia dụng, từ sản phẩm nông nghiệp đến sản phẩm công nghiệp, từ sản phẩm cơ điện đến ô tô năng lượng mới.

Nhà nghiên cứu này nhận định, kinh nghiệm hiện đại hóa của Trung Quốc có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác thực chất giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, như đổi mới khoa học – công nghệ hay kinh tế số, đang ngày càng đi vào chiều sâu. Những nỗ lực này, cùng với việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa ở cả Trung Quốc và Việt Nam.

Trong hợp tác kinh tế thương mại, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có thể tận dụng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cùng các hiệp định thương mại tự do khác và các nền tảng thành phố kết nghĩa quốc tế mà hai nước tham gia, mà còn dựa vào cơ chế hợp tác Mekong- Lan Thương, cơ chế hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để nâng cao vị thế của hai nước trong chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó đẩy nhanh sự phát triển năng suất chất lượng mới, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và phát triển chất lượng cao của Trung Quốc và Việt Nam. Sự phát triển kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Nhà nghiên cứu Lưu Anh nhấn mạnh chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam là hành trình tăng cường hợp tác thực chất giữa hai nước. Học giả Lưu Anh tin rằng, chuyến thăm này chắc chắn đạt được kết quả thiết thực, thúc đẩy quan hệ song phương; đạt mục tiêu tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn....

Còn theo Giáo sư Phan Kim Nga, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Marx thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam sẽ viết nên một chương mới trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam và vạch ra lộ trình mới cho quan hệ hai nước.

Theo Giáo sư Phan Kim Nga, đây là lần thứ tư đồng chí Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc. Điều này thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với quan hệ Trung-Việt.