• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TTCK 2012: Đãi cát tìm vàng

(Chinhphu.vn) - Năm tài chính 2012 đã kết thúc từ hơn 1 tháng trước, tuy nhiên đối với phần lớn các nhà đầu tư trong nước thì dịp Tết Nguyên đán mới là khoảng thời gian để tổng kết và nhìn lại quá trình đầu tư trong năm cũ.

09/02/2013 17:47

Ảnh minh họa

Trong điều kiện chung của nền kinh tế, thị trường chứng khoán cũng đã trải qua một năm với rất nhiều những khó khăn và biến động.

Cụ thể, nửa đầu năm 2012 thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhanh chóng hồi phục trở lại so với cuối năm 2011 về cả điểm số và thanh khoản. Tính đến ngày 8/5/2012, VN-Index tăng 38,8% trong khi HNX-index tăng 42,39% so với thời điểm cuối năm 2011 kèm theo đó là sự cải thiện về thanh khoản. Lợi thế của giai đoạn này chính là mặt bằng giá cổ phiếu tương đối thấp kết hợp với kỳ vọng về việc chuyển hướng từ “thắt chặt” sang “nới lỏng” của các chính sách vĩ mô đã tạo nên sự hấp dẫn với nhà đầu tư.

Tuy nhiên, kỳ vọng của nhà đầu tư đã suy giảm rất nhiều và dòng tiền cũng nhanh chóng rời khỏi thị trường khi những bất ổn lớn từ kinh tế vĩ mô tiếp tục bộc lộ trong khoảng thời gian sau đó. Ngoài ra những thông tin về việc xử lý hình sự một số lãnh đạo cao cấp của các Ngân hàng, Công ty Chứng khoán… cũng đã tạo nên ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường.

Tính đến cuối tháng 10, VN-Index rơi từ đỉnh 488,07 điểm về mức 388,42 điểm tương ứng giảm 99,65 điểm (-20%). Trong khi đó HNX-Index cũng giảm từ 83,64 điểm về mức 53,02 điểm tương ứng giảm 30,62 điểm(-37%). Cùng với sự sụt giảm về điểm số, thanh khoản trên cả hai sàn cũng chỉ được duy trì ở mức rất thấp.

Một tháng nước rút

Sau khoảng thời gian sụt giảm, thị trường duy trì xu hướng đi ngang để tích lũy trong khoảng thời gian 1 tháng trước khi trở lại tăng điểm trong tháng cuối cùng của năm 2012.

Điểm tựa cho đợt tăng điểm này đó chính là nhờ các chính sách điều hành về vĩ mô đã dần phát huy tác dụng, những căn bệnh của nền kinh tế đã được xác định, chỉ rõ và kê đơn.

Đối với riêng thị trường chứng khoán, ngày 2/3/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 08 về việc thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các thành viên thị trường triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm thúc đẩy hoạt động và tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.

Diễn biến VN-Index trong năm 2012

Thực hiện những chỉ đạo này, tính riêng từ đầu năm, sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM đã có 7 cổ phiếu bị hủy niêm yết là BAS, CAD, CSG, MCV, MKP, TRI, VKP. Phần lớn nguyên nhân huỷ do các doanh nghiệp này lỗ liên tục 3 năm liên tiếp hoặc vi phạm công bố thông tin. Nhiều Công ty Chứng khoán cũng bị đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt hoặc rút nghiệp vụ môi giới như Cao su, Vina, Hà Nội, Trường Sơn, Tràng An… Các vụ vi phạm khác cũng bị xử lý một cách nghiêm khắc.

Ngoài ra, trong các nhóm giải pháp để hỗ trợ thị trường thì một số thay đổi đã được áp dụng như việc chính thức giao dịch thêm vào buổi chiều từ ngày 6/6/2012, thay đổi cách tính giá tham chiếu sàn Hà Nội, áp dụng lệnh thị trường (MP), tăng cường thêm hai nhóm chỉ số VN30 và HNX30.

Nhằm minh bạch hóa thị trường, ngày 1/6/2012, Thông tư 52 quy định về công bố thông tin trên TTCK theo đó công ty đại chúng quy mô lớn vẫn phải công bố thông tin như doanh nghiệp niêm yết. Và để rút ngắn chu kỳ thanh toán, gia tăng số lượng vòng quay vốn, tăng thanh khoản thì kể từ ngày 4/9 đã chính thức áp dụng chu kỳ thanh toán T 3 (nhà đầu tư sẽ được bán chứng khoán trước một ngày so với trước đây).

Bên cạnh đó, việc dòng tiền đầu tư đã quay trở lại cùng với sự tham gia nhiệt tình của khối ngoại cũng đã giúp cho nhà đầu tư nội địa có thêm tự tin để cùng đưa các chỉ số vượt qua liên tiếp các ngưỡng kháng cự.

Theo đánh giá của một số nhà đầu tư thì có lẽ đây chính là giai đoạn đẹp nhất trong năm nay khi giúp họ thu được những khoản lợi nhuận đáng kể.

Ba nhóm đầu tư chính

Thị trường biến động không ngừng và liên tục có những thay đổi bất ngờ mang tính bước ngoặt. Bên cạnh đó, việc trải qua những thăng trầm trong quá trình đầu tư trước đây cũng đã tôi luyện cho nhà đầu tư rất nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể thích nghi và tồn tại.

Về cơ bản, dựa trên cách thức giao dịch có thể chia các nhà đầu tư thành 3 nhóm khác nhau. Nhóm đầu tiên bao gồm những người thiên về đầu tư theo giá trị, thường lựa chọn mua gom ở mức giá thấp của những cổ phiếu có cơ bản tốt, hoạt động sảm xuất kinh doanh ổn định với mục đích nhận cổ tức thường niên hoặc chờ khi nào cổ phiếu lên giá thì bán đi thu lợi nhuận.

Diễn biến HNX-Index năm 2012

Nhóm thứ hai là những nhà đầu tư giao dịch theo “sóng”, dựa theo các phân tích kỹ thuật và cơ bản để dự đoán trước những chu kỳ tăng điểm. Khi có được những cơ sở vững chắc, họ nhanh chóng dồn lực để mua cổ phiếu với mục tiêu tối đa hóa vòng quay vốn và lợi nhuận. Hết sóng, nhà đầu tư quyết liệt tiến hành chốt lời và rút vốn ra khỏi thị trường để tìm những kênh đầu tư khác.

Nhóm còn lại, đó chính là những nhà đầu tư thường xuyên bám sát thị trường. Dù cho điểm số có tăng hay giảm thì họ cũng liên tục mua bán với kỳ vọng là ngay cả trong chu kỳ giảm thì vẫn có những phiên tăng và phải cố gắng tận dụng một cách trọn vẹn các cơ hội.

Trước đây, khi thị trường chưa bước vào chu kỳ giảm điểm, số lượng các nhà đầu tư nằm trong nhóm 3 là tương đối lớn. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài rơi vào tình trạng khó khăn thì một điều có thể nhận thấy là cơ cấu hiện tại đã có nhiều thay dổi. Rất nhiều nhà đầu tư thuộc nhóm 3 trước đây giờ đã chuyển sang nhóm 1 và 2. Đặc biệt là ở nhóm 2 được rất nhiều người lựa chọn do ưu điểm của nó là sự tập trung trọng điểm, tối đa hóa vòng quay tài chính, đa dạng hóa mục tiêu đầu tư và không bị mất quá nhiều thời gian. 

Các nhà đầu tư ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn khi tham gia thị trường. Trước đây, không ít nhà đầu tư thường hay có sự trộn lẫn giữa hoạt động đầu tư và đầu cơ. Nhưng hiện tại, rất nhiều người đã phân định được rất rõ bao nhiêu % vốn dùng mua các cổ phiếu dạng đầu tư, bao nhiêu dùng mua cổ phiếu đầu cơ, giai đoạn nào tập trung vào cổ phiếu đầu cơ, giai đoạn nào tập trung vào cổ phiếu có cơ bản tốt… đều được lên kế hoạch từ trước.

Cùng với đó, kỷ luật giao dịch cũng được ưu tiên hàng đầu. Việc quá lạm dụng các công cụ về đòn bẩy tài chính trong quá khứ đã đem đến cho nhà đầu tư nhiều hậu quả mà có thể đến thời điểm hiện tại vẫn chưa khắc phục xong. Họ biết rất rõ rằng tìm kiếm được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đã khó nhưng để giữ được lợi nhuận đó còn khó hơn nhiều lần. Chính vì vậy đề cao tính kỷ luật và không đặt mình vào tình thế quá mạo hiểm sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trên thị trường.

Và cuối cùng, sau sự đổ vỡ của nhiều công ty chứng khoán trong thời gian qua thì việc lựa chọn địa điểm để “an cư lạc nghiệp” cũng rất được chú ý. Xu hướng trong năm qua đó là nhà đầu tư tìm tới những công ty có điểm mạnh là nền tảng tài chính vững mạnh (các công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng), có thương hiệu tốt, đội ngũ môi giới nhiều kinh nghiệm như MBS, SSI, HSC, VNDS. Đây cũng là một hướng đi phù hợp để tạo nên một nền tảng tốt cho hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư trên thị trường.

Hà Nguyễn