• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Từ 1/5/2009, mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công là 685.000 đồng

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng với mức chuẩn là 685.000 đồng (quy định trước đây là 650.000 đồng), được thực hiện từ ngày 1/5/2009.

24/04/2009 14:00

Thương bệnh binh được hưởng chính sách trợ cấp tối đa là 2.200.000 đồng/người

Cụ thể, đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, được hưởng mức trợ cấp: Diện thoát ly là 767.000 đồng/người/tháng và hưởng thêm phụ cấp 130.000đồng/thâm niên; diện không thoát ly 1.302.000 đồng/người/tháng; trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần là 1.150.000 đồng/tháng.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng trợ cấp 710.000 đồng/tháng. Đồng thời, thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tiền tuất và tiền tuất nuôi dưỡng với mức không vượt quá 805.000đồng/tháng. Bà mẹ Việt Nam anh hùng hưởng trợ cấp 1.225.000đồng/tháng cùng với phụ cấp 575.000đồng/tháng.

Thân nhân liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng trước Cách mạng tháng 8/1945... được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tối thiểu từ 345.000 đồng/tháng đến tối đa là 1.748.000 đồng/tháng.

Đối với mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 1/1/1995, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động động trong kháng chiến được truy tặng và khi báo tử liệt sĩ sẽ hưởng mức trợ cấp gấp 20 lần mức chuẩn (13.700.000 đồng/trường hợp).

Các trường hợp bị suy giảm lao động từ 5%-20% mức trợ cấp ưu đãi từ 4-8 lần mức chuẩn.

Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đày, tùy vào thời gian bị địch bắt từ dưới 1 năm đến trên 10 năm, mức trợ cấp tương ứng từ 500.000 đồng- 2.500.000 đồng/trường hợp.

Nghị định mới cũng quy định rõ mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh với mức trợ cấp tối thiểu là 462.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 21%, cao nhất là mức trợ cấp 2.200.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 100%.

Đối với thương binh loại B, mức trợ cấp thương tật tối thiểu là 382.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21%, trợ cấp tối đa là 1.820.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 100%.

Mai Hương

(Nguồn: Nghị định số 38/2009/NĐ-CP)