• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tu bổ di tích phải giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích

(Chinhphu.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

25/05/2025 00:00
Tu bổ di tích phải giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích- Ảnh 1.

Tu bổ di tích phải giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích

Thông tư 06/2025/TT-BVHTTDL quy định chi tiết về thực hiện thi công tu bổ di tích.

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống để tu bổ di tích

Theo đó, hoạt động thi công tu bổ di tích phải tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hoặc thiết kế bản vẽ thi công bảo quản di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an ninh, an toàn lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích; thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.

Trường hợp điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, chủ đầu tư báo cáo nghiên cứu khả thi tu bổ di tích phải xem xét điều chỉnh thời gian thi công tu bổ di tích để đảm bảo chất lượng công trình.

Ghi nhận đầy đủ mọi hoạt động đã thực hiện tại công trường trong Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công.

Tuyên truyền trong nhân dân trước khi thi công tu bổ di tích

Thông tư cũng quy định cụ thể các công việc chuẩn bị thi công tu bổ di tích. Theo đó, Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích về phương án bảo vệ di tích và kế hoạch thực hiện dự án tu bổ di tích; tổ chức tuyên truyền trong nhân dân địa phương nơi có di tích và đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề tham gia thi công tu bổ di tích về giá trị, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, nội dung dự án tu bổ di tích.

Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích chủ trì, phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

Nhận bàn giao mặt bằng thực hiện dự án tu bổ di tích;

Hạ giải di tích là hoạt động tháo rời toàn bộ hoặc một số cấu kiện, thành phần kiến trúc của một di tích nhằm mục đích bảo quản, tu bổ mà vẫn giữ gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích đó.

Tổ chức công trường thi công tu bổ di tích đáp ứng yêu cầu an ninh, an toàn; xây dựng nhà bao che, nhà bảo quản cấu kiện (trong trường hợp phải hạ giải di tích); thực hiện phương án bảo vệ hiện vật;

Xác định nguyên tắc, quy trình và giải pháp kỹ thuật dự phòng tu bổ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong trường hợp phải hạ giải di tích;

Chuẩn bị vật liệu, nhân công, phương tiện, thiết bị phục vụ thi công và các công việc liên quan khác.

Thực hiện thi công tu bổ di tích.

Thông tư quy định cụ thể các bước thực hiện thi công tu bổ di tích. Cụ thể, Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

Thành lập Hội đồng đánh giá di tích và ban hành quy chế làm việc của Hội đồng. Thành phần Hội đồng gồm chủ đầu tư dự án tu bổ di tích, đại diện các tổ chức lập dự án tu bổ di tích, lập thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích, giám sát thi công tu bổ di tích, đại diện Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, đại diện tổ chức, người đại diện được giao quản lý, sử dụng di tích và chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan. Hội đồng đánh giá di tích có nhiệm vụ kiểm tra kết quả công việc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Kết quả làm việc của Hội đồng được lập thành biên bản;

Điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích (nếu có);

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện việc phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại bảo tàng công lập nơi có di tích;

Phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa di tích vào sử dụng và thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Tổ chức thi công tu bổ di tích đối với trường hợp không tháo rời hoặc tháo rời một số cấu kiện, thành phần kiến trúc thực hiện như sau:

Bao che khu vực cấu kiện, thành phần kiến trúc cần tu bổ bảo đảm an toàn;

Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc;

Phối hợp với Hội đồng đánh giá di tích kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của cấu kiện, thành phần kiến trúc và xác định giải pháp xử lý cụ thể đối với cấu kiện, thành phần kiến trúc;

Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, biên bản của Hội đồng đánh giá di tích hoặc nội dung điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt.

Tổ chức thi công tu bổ di tích đối với trường hợp phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc thực hiện như sau:

Xây dựng nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc;

Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc;

Hạ giải di tích theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

Phối hợp với Hội đồng đánh giá di tích nghiên cứu, đánh giá tình trạng kỹ thuật cấu kiện, thành phần kiến trúc và phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại bảo tàng công lập nơi có di tích;

Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, biên bản của Hội đồng đánh giá di tích hoặc nội dung điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt.

Việc bảo quản thường xuyên, sửa chữa nhỏ di tích thực hiện theo Định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này do tổ chức được giao quản lý, sử dụng di tích hoặc cơ quan chuyên môn thực hiện trong kế hoạch, nhiệm vụ hằng năm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.