• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Từ nay đến 30/9, mỗi Tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất 3 phiên tòa trực tuyến

(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân tối cao vừa đề nghị các đơn vị Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm việc tổ chức xét xử phiên tòa trực tuyến theo quy định.

12/08/2022 17:17
Tổ chức ít nhất từ 03 phiên tòa trực tuyến trở lên - Ảnh 1.

Từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi đơn vị Tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất từ 03 phiên tòa trực tuyến trở lên

Cụ thể: trong thời gian từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi đơn vị Tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất từ 03 phiên tòa trực tuyến trở lên (đặc biệt quan tâm tổ chức xét xử trực tuyến đối với các vụ án hành chính); đây là tiêu chí bắt buộc để các đơn vị, cụm thi đua bình xét thi đua và đề nghị khen thưởng năm 2022.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao để tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Tổ chức phiên tòa trực tuyến: Đảm bảo tư pháp không chậm trễ

Tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp; xét xử trực tuyến nói riêng, tố tụng trực tuyến nói chung phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc cơ bản và thủ tục tố tụng do pháp luật quy định; phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tư pháp không chậm trễ, tiết kiệm chi phí xã hội.

Theo Điều 1. Phiên tòa trực tuyến của Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến:

1. Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây:

a) Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;

b) Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;

c) Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.

2. Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.

3. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.

Tuyết Hạ