• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tuyến đường bộ ven biển mở ra không gian phát triển cho Bến Tre

(Chinhphu.vn) - Tuyến đường bộ ven biển tỉnh không chỉ có ý nghĩa kết nối liên vùng mà còn đóng vai trò rất quan trọng, mở ra không gian phát triển của Bến Tre và toàn vùng.

01/09/2022 08:14
Tuyến đường bộ ven biển mở ra không gian phát triển cho Bến Tre - Ảnh 1.

Theo Sở GTVT tỉnh Bến Tre, tuyến đường bộ ven biển tỉnh được xem là nơi giao hội của các tuyến giao thông quốc gia - Ảnh minh họa

Định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre tập trung vào giải pháp về quy hoạch không gian, cụ thể là cấu trúc không gian tỉnh.

Theo đó, cấu trúc không gian tỉnh phát triển dựa trên các trục giao thông chính theo hướng đông-tây gồm 3 tuyến quốc lộ (QL) chạy dọc theo 3 cù lao, tuyến QL 57 trục giao thông lõi của Cù lao Minh, QL 57B trục giao thông lõi của Cù lao An Hóa và QL 57C trục giao thông lõi của Cù lao Bảo.

Theo hướng bắc-nam gồm tuyến QL 60, tuyến đường ven biển và dự kiến sau năm 2030 sẽ hình thành tuyến cao tốc nối liền TPHCM-Tiền Giang-Bến Tre-Trà Vinh-Sóc Trăng, đẩy mạnh phát triển kinh tế và đô thị của tỉnh.

Điểm nhấn trong trục giao thông chính là dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh (gọi tắt là tuyến đường bộ ven biển tỉnh) đi qua 3 con sông lớn gồm sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, tạo nên tuyến vành đai kinh tế ven biển quan trọng của tiểu vùng Đông Bắc ĐBSCL.

Ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, quy hoạch tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang, điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bến Tre và tỉnh Trà Vinh.

Theo Sở GTVT tỉnh Bến Tre, tuyến đường bộ ven biển tỉnh được xem là nơi giao hội của các tuyến giao thông quốc gia, phía bắc kết nối với tỉnh Tiền Giang thông qua QL 50, đi Long An, TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ; phía nam nối với tỉnh Trà Vinh thông qua QL 53, QL 54 và cầu Cổ Chiên trên QL 60 hiện đang khai thác, tiếp tục đi xuống Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau; phía tây kết nối với Vĩnh Long qua QL 57 tiếp tục đi Đồng Tháp.

Đồng thời, mạng lưới đường cao tốc trục ngang dự kiến được hình thành trong giai đoạn 2025-2030 bao gồm: Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và Hà Tiên-Rạch Giá-Bạc Liêu, sẽ tạo ra khu vực tứ giác Long Xuyên để kết nối giao thông với trục dọc cao tốc TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận-Cần Thơ. Từ đó, tạo ra sức hút giao thông hướng về tuyến đường ven biển đang được đề xuất hoàn thành và đưa vào khai thác trong giai đoạn 2025-2030.

Tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn tỉnh Bến Tre có tổng chiều dài dự kiến là 53 km, tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng, bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2021-2025) và giai đoạn 2 sau năm 2025.

Giai đoạn 1 (2021-2025) với kinh phí 13.127 tỷ đồng: Xây dựng đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe cơ giới; xây dựng 13 cầu trên tuyến chính, trong đó có 5 cầu vượt sông lớn.

Giai đoạn 2 (dự kiến sau năm 2025) với kinh phí 15.419 tỷ đồng: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ngoài đô thị với bề rộng nền đường 46 m và trong đô thị với bề rộng nền đường 100 m.

Thạnh Phú tận dụng các tiềm năng, thế mạnh

Tuyến đường bộ ven biển Bến Tre không chỉ có ý nghĩa kết nối liên vùng mà còn đóng vai trò rất quan trọng, mở ra không gian phát triển của tỉnh và toàn vùng; hình thành khu kinh tế ven biển với những ngành như: Năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp, cảng biển, khu đô thị, dịch vụ, du lịch; mở ra không gian phát triển cho tỉnh Bến Tre và huyện Thạnh Phú.

Từ đó, huyện Thạnh Phú xác định tận dụng các tiềm, năng cùng thế mạnh của mình để tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế.

Thời gian tới, huyện thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, nhất là giao thông đường thủy, đường bộ, bến bãi, năng lượng, cấp thoát nước, xử lý rác thải... hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án thủy lợi nam Bến Tre; đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông 3 huyện Bình Đại-Ba Tri-Thạnh Phú; đê bao ngăn mặn kết hợp giao thông từ cầu Cổ Chiên đến xã Bình Thạnh.

Ngoài ra, huyện cũng mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực như: Đô thị ven biển, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, y tế, thể thao, vui chơi giải trí…, tạo đà bứt phá kinh tế và thu hút nguồn lao động tại khu vực.

Bên cạnh đó, Hhuyện sẽ tập trung huy động nguồn lực, khuyến khích phát triển bền vững kinh tế biển; tăng cường, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với các huyện, tỉnh ven biển; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện tốt các quy định về quản lý, sử dụng, bảo tồn bền vững biển và đại dương; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Vũ Phong