• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tuyên Quang thí điểm trồng cây sa nhân dưới tán rừng

(Chinhphu.vn) - Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đang phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai Dự án trồng cây sa nhân dưới tán rừng. Đây là dự án điểm của tỉnh Tuyên Quang, giúp các hộ đồng bào dân tộc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

11/04/2012 11:27

 

Hiện tỉnh Tuyên Quang có gần 446.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Năm 2012, Tuyên Quang phấn đấu trồng mới 15.000 ha rừng, nâng độ che phủ lên trên 64%.

Tuy nhiên, việc trồng rừng ở Tuyên Quang trong những năm qua chủ yếu đơn thuần một loại cây để lấy gỗ (keo, lát) và chưa thực hiện trồng xen canh nên hiệu quả kinh tế chưa cao (chỉ đạt khoảng 70 triệu đồng/ha).

Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đang phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai Dự án trồng cây sa nhân dưới tán rừng.

Việc thực hiện Dự án trồng cây sa nhân dưới tán rừng thành công sẽ có vai trò rất quan trọng, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Sơn Dương nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung. Qua đó giúp người dân có thể yên tâm sống và tiến tới làm giàu từ rừng (nâng tổng giá trị trồng rừng đạt khoảng 130 triệu đồng/ha). Ngoài ra, việc thực hiện dự án còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường.

Theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm giống cây trồng, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi trồng từ 2-3 năm, cây sa nhân sẽ cho thu hoạch và cho thu 5 năm liên tiếp, bình quân thu nhập đạt từ 50 - 60 triệu đồng/ha. Sa nhân sau khi thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu thuốc chữa các bệnh, làm gia vị, hương liệu…

Quốc Hà