• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tuyên truyền, tập huấn, diễn tập về phòng thủ dân sự

(Chinhphu.vn) - Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác để tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và phổ cập kiến thức cơ bản cho toàn dân về phòng thủ dân sự.

06/08/2018 10:16
 
 Ảnh minh họa - Internet

Đây là một trong những nội dung đang được Bộ Quốc phòng dự thảo tại Nghị định quy định về Phòng thủ dân sự.

Dự thảo cũng quy định, việc bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, phổ cập về các biện pháp phòng, tránh, khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt hàng loạt và các thảm họa khác cho lực lượng nòng cốt, lực lượng rộng rãi về phòng thủ dân sự được tổ chức hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định nội dung, tổ chức và phương pháp huấn luyện về phòng thủ dân sự trong chương trình huấn luyện phòng thủ dân sự hàng năm.

Diễn tập phòng thủ dân sự ở từng địa phương, cơ quan, tổ chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức, dưới sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.

Huấn luyện 08 tiết/năm đối với học sinh, sinh viên

Dự thảo nêu rõ, thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự hàng năm cho lực lượng nòng cốt (trừ lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách của Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành) là 02 ngày/năm, trong tổng thời gian huấn luyện quân sự hoặc chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Đối với học sinh, sinh viên, học viên đào tạo trong các học viện, trường chính trị, hành chính, đoàn thể ở các cấp, thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự là 08 tiết/năm và được thực hiện trong chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh của từng năm học.

Học tập về phòng thủ dân sự của cán bộ, đảng viên, công chức được thực hiện trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

Hội đồng Phòng thủ dân sự Quốc gia

Dự thảo cũng quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng Phòng thủ dân sự Quốc gia. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Phó Chủ tịch thường trực); Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Các Ủy viên là Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Hội đồng Phòng thủ dân sự Quốc gia có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa trong phạm vi cả nước. Hội đồng Phòng thủ dân sự Quốc gia được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng. Các thành viên của Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.