• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

UNESCO: Cần ưu tiên tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục

(Chinhphu.vn) - Nhân Ngày quốc tế về tiếng mẹ đẻ (IMLD 21/2), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO) của LHQ đã tổ chức trên toàn cầu nhiều hoạt động nhằm tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục song ngữ hoặc đa ngôn ngữ.

20/02/2010 08:00

UNESCO: Cần ưu tiên tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục - Ảnh minh họa

Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ đã được thế giới kỷ niệm hàng năm từ năm 2000 nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc thừa nhận sự đa dạng của ngôn ngữ và văn hoá cũng như nền giáo dục đa ngôn ngữ.

Năm 2010, ngày này được kỷ niệm lồng ghép trong Năm quốc tế về sự xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá trong đó nhiều nước tổ chức các sự kiện văn hoá và giáo dục.

UNESCO nhấn mạnh công nghệ sẽ là trợ thủ đắc lực để duy trì và bảo vệ tiếng mẹ đẻ của mỗi người. Các hoạt động về ngôn ngữ và đa ngôn ngữ của UNESCO sẽ tập trung xây dựng bản đồ mới về các ngôn ngữ có nguy cơ biến mất đồng thời bắc cầu giữa các ngôn ngữ địa phương và toàn cầu.

UNESCO cung cấp khuôn khổ quy chuẩn cho chính sách ngôn ngữ và giáo dục đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm tốt về giảng dạy tiếng mẹ đẻ và giáo dục song ngữ hoặc đa ngôn ngữ để nâng cao chất lượng giáo dục. Các nghiên cứu của UNESCO đã chứng tỏ khuôn khổ này có tác dụng tích cực đến việc tiếp thu kiến thức và  rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ trong học tập.

N. Chiến