• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai

Mấy năm gần đây, thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thế nhưng nhiều nông dân ở Đồng Nai vẫn thoát nghèo và vươn lên khá giả. Kết quả đó là nhờ họ đã từng bước ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào trong sản xuất nông nghiệp.

09/10/2010 18:03
* Đột phá nhờ ứng dụng công nghệ sinh học Hiện nay, ứng dụng CNSH trong nông nghiệp ở Đồng Nai đã được tập trung vào những lĩnh vực chính như: chuyển gien mang những đặc tính tốt vào giống cây trồng, vật nuôi tạo ra những giống mới có năng suất cao, thích nghi hạn hán và kháng được sâu bệnh. Đồng thời, tạo ra các chế phẩm sinh học đẩy nhanh sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, giảm bớt ô nhiễm môi trường để sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Nhiều nông dân đã ứng dụng CNSH trong trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Cụ thể, dùng các giống mới cho năng suất chất lượng cao, kháng được sâu bệnh; dùng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, kích thích cây ra hoa sớm, đậu trái nhiều, cho năng suất tăng gấp 1,5- 4 lần so với cách chăm sóc truyền thống. Điển hình là HTX xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) ứng dụng CNSH cho ra hoa nghịch vụ và trái sớm nên giá bán cao gấp 2 lần chính vụ. HTX rau Trảng Dài (TP.Biên Hòa) ứng dụng CNSH rút ngắn được thời gian chăm sóc rau gần 1 tuần/lứa trong khi năng suất vẫn cao. Nhiều nông dân ở huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú... dùng chế phẩm sinh học Trichoderma cho cây tiêu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đẩy năng suất lên 6-10 tấn/hécta. Nhờ đưa giống mới vào sản xuất, năng suất lúa ở xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu đạt hơn 7 tấn/hécta. Ông Trần Hữu Thắng ở ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc), cho biết: "Tôi trồng 1,5 hécta tiêu, những năm trước năng suất chỉ đạt hơn 2 tấn/hécta. Năm 2007, tôi dùng chế phẩm Trichoderma và áp dụng kỹ thuật trong chăm sóc cây tiêu, nhờ vậy năng suất 3 năm nay luôn đạt 10 tấn/hécta, lợi nhuận tăng gấp 4 lần". Ở huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Tân Phú có nhiều nông dân đưa những giống mới, chế phẩm sinh học vào gieo trồng, chăm sóc cây bắp nên năng suất vụ đông-xuân đạt 10-13 tấn/hécta, gấp 2-2,5 lần phương pháp canh tác truyền thống. Ngoài ra, các loại cây trồng khác như: lúa, rau, đậu, cây ăn trái... đều được nông dân từng bước chuyển qua sử dụng giống mới và các chế phẩm sinh học để giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất. Ngoài trồng trọt, trong chăn nuôi đa số nông dân đều ứng dụng CNSH cho đàn heo, bò bằng cách thụ tinh nhân tạo để tạo ra những đàn heo, bò có tỷ lệ thịt và nạc cao. Hiện nay, đa số đàn bò của tỉnh được thụ tinh nhân tạo, việc sử dụng tinh nhân tạo đã giúp bò trưởng thành có trọng lượng từ 250-280 kg/con, tăng 70-100 kg/con và tỷ lệ thịt xẻ tăng 1,5 lần. Bên cạnh đó, nông dân còn ứng dụng CNSH vào ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm; ủ các phế phẩm nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi làm phân hữu cơ bón cho cây trồng để giảm được chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận. * Giải pháp lâu dài Ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai được nhiều nông dân thực hiện khá tốt, song vẫn còn nhiều nông dân đứng ngoài cuộc. Do đó, trên cùng một diện tích, thổ nhưỡng và cây trồng có hộ thu lời vài trăm triệu đồng/năm song cũng có hộ chỉ thu lời vài chục triệu đồng/năm. Đơn cử như cây bắp vụ đông-xuân, nhiều hộ dùng giống mới, sử dụng các chế phẩm sinh học như: phân bón vi sinh; chế phẩm sinh học thuốc bảo vệ thực vật đã đẩy năng suất lên 10-13 tấn/hécta/vụ, nhưng có hộ chỉ dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu chăm sóc phòng bệnh cho bắp nên chi phí đầu vào cao, năng suất chỉ đạt 5-7 tấn/hécta/vụ. Vườn cà phê dùng thuốc sinh học giảm được nhiều bệnh Ông Trần Hải Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: "Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt thì việc ứng dụng CNSH vào trong sản xuất là giải pháp lâu dài và hiệu quả nhất. Vì chỉ có sử dụng các giống mới có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh mới giúp nông dân đẩy cao năng suất. Mỗi năm trung tâm đều phối hợp với các huyện, thị tổ chức hàng trăm mô hình điểm về giống mới, ứng dụng chế phẩm sinh học vào trong sản xuất, sau đó tổ chức hội thảo để nông dân trong tỉnh đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng. Kết quả năng suất cây trồng từng bước nâng lên và chất lượng nông sản được đảm bảo". Việt Nam đã gia nhập WTO, giá cả nông sản trong nước phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới và chất lượng nông sản, thực phẩm luôn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Vì vậy, muốn bán được sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, nông dân phải ứng dụng CNSH để giảm chi phí đầu vào và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Theo Báo Đồng Nai