• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao

(Chinhphu.vn) - Các trạm y tế thuộc 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và trí tuệ nhân tạo (AI).

21/11/2024 15:52
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao- Ảnh 1.

Bộ Y tế và UNDP vừa khởi động dự án "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam" - Ảnh: VGP/HM

Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa khởi động dự án "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".

Theo ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, từ kết quả của việc khám chữa bệnh từ xa trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với KOFIH Hàn Quốc và thông qua tổ chức UNDP, huy động nguồn kinh phí viện trợ không hoàn lại hơn 2,3 triệu USD cho dự án "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".

Trước đó, từ năm 2020, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa thực hiện chủ yếu diễn ra ở các bệnh viện tuyến Trung ương khi hỗ trợ cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện. Còn Dự án lần này tập trung cho y tế tuyến xã.

Dự án sẽ cung cấp hạ tầng, đảm bảo đường truyền, máy tính và xây dựng phần mềm "Bác sĩ cho mọi nhà"; tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho cán bộ y tế xã về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Theo đó, Dự án sẽ được triển khai tại 10 tỉnh vùng cao, có điều kiện kinh tế khó khăn gồm: Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Tây Ninh, Hậu Giang, Bến Tre và Cà Mau.

Mục đích của Dự án này nhằm quản lý sức khỏe của các nhóm yếu thế tại Việt Nam trên môi trường số và tăng cường chuyển đổi số trong dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở.

Ông Dương Văn Lương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Dự án này sẽ được triển khai từ nay đến 1/12/2026. Theo đó, sẽ có 250 trạm y tế được UNDP hỗ trợ nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh từ xa, bao gồm cả thiết bị phục vụ và tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn.

Trước đó, từ năm 2020, UNDP đã đồng hành cùng Bộ Y tế triển khai hiệu quả chương trình khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở, sử dụng phần mềm "Bác sĩ cho mọi nhà" tại 8 tỉnh vùng cao và miền núi.

Hiền Minh