• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống

(Chinhphu.vn) - Chủ trương, chiến lược đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, lấy người dân là trung tâm, là đối tượng bảo vệ, bảo đảm tính mạng, “an ninh con người”, hạnh phúc của nhân dân.

09/07/2023 09:00
Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống - Ảnh 1.

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an vừa trả lời báo chí, đề cập tới vấn đề quan trọng nổi bật đó là đối phó thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT) nằm trong tổng thể chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Giải pháp chủ động từ sớm, từ xa

Theo Đại tướng Tô Lâm, những năm gần đây, các vấn đề ANPTT nổi lên ngày càng gay gắt, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đại dịch COVID-19 đã đặt ra những khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, tác động mạnh mẽ, đe dọa nghiêm trọng, nhiều mặt đến lợi ích, an ninh quốc gia, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân… 

Nhận thức rất rõ những nguy cơ, thách thức của ANPTT, lực lượng CAND luôn chủ động, gương mẫu đi đầu quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.

Trong đó, nổi bật là: Thống nhất nhận thức, nhận diện, chủ động tham mưu, xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các thách thức ANPTT trên từng lĩnh vực, bảo đảm thực thi có hiệu quả ở nước ta, đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng “Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 

Đi đầu, đột phá trong triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp từ sớm, từ xa, chủ động về chiến lược đối phó có hiệu quả trước những nguy cơ, nhất là nguy cơ gây đột biến từ ANPTT. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân, trước đất nước. 

CAND gương mẫu, đi đầu trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm “an ninh con người”, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh. 

Bổ sung, hoàn thiện lý luận, chính sách, pháp luật về bảo vệ ANPTT, gắn kết bảo vệ an ninh truyền thống với bảo vệ ANPTT, nhất là việc ban hành Luật An ninh mạng và các nghị định, qua đó tạo nền tảng pháp lý vững chắc để bảo vệ chủ quyền, lợi ích, ANQG trên không gian mạng. 

Chủ động hợp tác quốc tế thực chất, hiệu quả trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; xử lý các vấn đề ANPTT từ sớm, từ xa, trọng tâm là phòng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy...

"An ninh con người”, hạnh phúc của nhân dân

Dưới sự lãnh đạo lãnh đạo tuyệt đối, thường xuyên, sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; hưởng ứng lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch COVID-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn lực lượng CAND đã gương mẫu, tích cực tham gia tuyến đầu phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch; đồng thời giữ vững ổn định chính trị-xã hội, yên ổn lòng dân, bảo đảm ANTT phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của nhân dân.

Qua đó, đã thể hiện rõ lực lượng CAND là lá chắn phòng, chống dịch COVID-19, "thanh bảo kiếm" bảo đảm ANTT, an toàn xã hội.

Từ thực tiễn đối phó với các thách thức ANPTT, đặc biệt trong giai đoạn chống dịch bệnh, khôi phục kinh tế khó khăn vừa qua, theo Đại tướng Tô Lâm, đã có những dấu ấn thành công nổi bật và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Giải quyết, đối phó với các thách thức ANPTT, nhất là phòng, chống dịch bệnh phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp. 

Chủ trương, chiến lược đối phó với thách thức ANPTT, phòng, chống dịch bệnh phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, lấy người dân là trung tâm, là đối tượng bảo vệ, bảo đảm tính mạng, “an ninh con người”, hạnh phúc của nhân dân. 

Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số với từng khâu trong công tác quản lý xã hội, góp phần tạo bước ngoặt đối phó với các thách thức ANPTT.

Xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANTT, sẵn sàng đi đầu, ứng phó kịp thời, hiệu quả với thách thức ANPTT.

Phương Liên