• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ứng phó mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt từ đêm nay đến ngày 12/7

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành công văn khẩn số gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, yêu cầu chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất từ đêm nay đến ngày 12/7.

09/07/2025 18:11
Ứng phó mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt từ đêm nay đến ngày 12/7- Ảnh 1.

Từ ngày 10/7 đến ngày 12/7 mưa sẽ mở rộng toan miền Bắc - Ảnh minh họa

Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 09/7 đến ngày 10/07/2025, vùng núi và trung du Bắc Bộ dự kiến có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, một số nơi vượt 150mm. 

Từ tối và đêm ngày 10/7 đến ngày 12/7, mưa sẽ mở rộng với tổng lượng từ 70-150mm, có nơi trên 300mm và cảnh báo nguy cơ mưa lớn trên 150mm/3h. Hiện tượng này có thể gây ngập úng ở các khu vực trũng, thấp, đô thị, công nghiệp, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ lũ quét trên sông, suối nhỏ và sạt lở đất tại các sườn dốc.

Để giảm thiểu thiệt hại, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương thực hiện ngay 9 biện pháp khẩn cấp. 

Đầu tiên, theo dõi sát sao bản tin dự báo, cảnh báo và thông tin kịp thời đến chính quyền cơ sở cùng người dân để chủ động phòng tránh; Thứ hai, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, khơi thông dòng chảy tại các khu vực ven sông, suối, vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở, đồng thời tổ chức di dời dân đến nơi an toàn.

Thứ ba, bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu hoặc có nguy cơ sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại khi không an toàn, tránh thiệt hại đáng tiếc do chủ quan. Thứ tư, rà soát các công trình xung yếu, công trình thi công dở dang, đảm bảo an toàn cho khu công nghiệp, đô thị và khu khai thác khoáng sản. Thứ năm, thực hiện các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ chứa, sẵn sàng lực lượng vận hành và xử lý tình huống.

Cùng với đó cần chuẩn bị phương án tiêu nước chống úng cho sản xuất, khu công nghiệp và khu dân cư; Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng phó khi cần. Thứ tám, chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa phương tăng cường cập nhật diễn biến mưa lớn, giúp người dân chủ động ứng phó. Cuối cùng, trực ban nghiêm túc và báo cáo thường xuyên về Bộ qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường kêu gọi các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp trên để bảo vệ tính mạng, tài sản và sản xuất trước tình hình thời tiết bất lợi sắp tới.

Đỗ Hương