• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ứng phó mưa lũ lớn: Sơ tán dân, theo dõi chặt hồ đập

(Chinhphu.vn) - Hiện ở một số tỉnh miền Trung đang xảy ra mưa lũ lớn. Chính quyền địa phương vừa hỗ trợ lương thực vừa tiến hành sơ tán dân cư, đồng thời theo dõi chặt chẽ các hồ đập trên địa bàn.

16/12/2016 12:27
Ngày 15/12, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng kiểm tra tình hình ngập lũ các khu dân cư ở xã Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn). Ảnh: Báo Bình Định
Bình Định hiện là tỉnh bị mưa lũ hoành hành dữ dội nhất.

Mưa lớn liên tục trong 4 ngày qua (từ 12-16/12) đã làm nước lũ trên các sông dâng cao. Đến sáng nay (16/12), nước lũ đã khiến trên 90 xã tại các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, TP. Quy Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Nhơn… lâm vào cảnh cô lập, người dân không thể di chuyển ra ngoài, đang chờ được tiếp tế lương thực, nước uống… và di dời khỏi vùng nguy hiểm.

Tại thị xã An Nhơn, đêm 15 và sáng 16/12, mưa lũ lớn đã làm ngập hàng nghìn hộ dân ở thị trấn Đập Đá, phường Nhơn Hòa và các các xã: Nhơn An, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc…

Riêng tại phường Nhơn Hòa, nhiều nhà bị ngập sâu, nước lũ uy hiếp đến tính mạng của người dân.

Ngay trong đêm 15 và sáng 16/12, 337 hộ dân với 1.380 nhân khẩu ở những vùng ngập lũ nguy hiểm tại Đập Đá, Nhơn An, Nhơn Hòa, Nhơn Hòa, Nhơn Phúc, Nhơn Khánh… đã được di dời đến nơi an toàn.

Hiện, công tác di dời dân khỏi vùng ngập lũ tiếp tục được thị xã triển khai rất khẩn trương. Đến thời điểm này, công an tỉnh và công an thị xã An Nhơn đã huy động nhân lực, phương tiện khẩn cấp di dời người dân đang ở các vùng bị ngập lụt trên địa bàn.

Ngày 15/12, UBND tỉnh Bình Định gửi thư kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ về vật chất, tinh thần, giúp người dân vùng lũ tỉnh Bình Định giảm bớt khó khăn, mất mát, sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu, đến chiều 15/12, tất cả hồ chứa trên địa bàn (166 hồ) đã đầy nước và đang điều tiết nước lũ qua tràn để bảo đảm an toàn. Nguy hiểm nhất là có 46 hồ chứa đang trong tình trạng nguy cấp. Hiện, các hồ chứa này phần lớn đã bị thẩm thấu nước qua thân đập và nền đập, hư hỏng nhiều vị trí. Nếu không khắc phục kịp thời thì chắc chắn sẽ xảy ra sự cố. Vì vậy, tỉnh đã bố trí lực lượng mạnh túc trực 24/24h ngay tại các công trình thủy lợi xung yếu để ứng phó.

UBND tỉnh đã kịp thời phân bổ 1.100 tấn gạo từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho các địa phương cứu trợ khẩn cấp các hộ dân bị nước lũ cô lập, đồng thời chỉ đạo các huyện tiếp tục xuất cấp kinh phí dự phòng để hỗ trợ nước uống, mì tôm, thuốc chữa bệnh cho người dân vùng lũ lụt.


Sáng 16/12, lực lượng công an, quân đội thị xã An Nhơn sử dụng ca nô di dời khẩn cấp nhân dân vùng bị ngập lũ đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Bình Định
Tại huyện Tuy Phước, từ sáng 15/12, nước lũ đầu nguồn đổ về đã cô lập hoàn toàn 8/13 xã, thị trấn trên địa bàn. Tuyến tỉnh lộ 640 đi các xã khu Đông của huyện bị ngập sâu từ 0,6-1 m, gây chia cắt hoàn toàn.

Tại huyện Hoài Nhơn, tính đến trưa 15/12, mưa lũ đã làm 3 người chết, 1 người bị thương, 7 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 15 nhà bị tốc mái, 1 tàu chìm,  hơn 2.800 ha lúa mới gieo sạ và hoa màu bị ngập sâu trong nước, hàng chục km đường bê tông, bờ suối bị sạt lở.

Theo UBND tỉnh Bình Định, trong tháng 11 và đầu tháng 12/2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 đợt mưa lũ lớn, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Theo thống kê đến nay đã có 18 người chết, hàng chục người bị thương; hơn 300 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập; hàng nghìn hecta lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, trên 14.000 ha lúa đông xuân đang gieo sạ bị hư hỏng hoàn toàn, nhiều công trình công cộng bị hư hỏng nặng nề… ước tổng thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng. 
Xã Điện Phong (thị xã Điện Bàn) bị nước dâng cao chia cắt. Ảnh: Báo Quảng Nam (ngày 15/12)

Tại Quảng Nam, từ ngày 11 đến 15/12, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn diện rộng, với tổng lượng mưa phổ biến 200-300 mm. Một số địa phương có lượng mưa lớn hơn như: Hiệp Đức 700 mm, Nông Sơn 573 mm, Tiên Phước 532 mm, Trà My 474 mm… Mưa lớn gây lũ đã làm cho 716 ngôi nhà bị ngập; 3.397 ha hoa màu bị ngập úng. Nhiều tuyến đường bị lũ chia cắt, nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng…

Ngay trong ngày 15/12, nước lũ trên nguồn đổ về khiến tất cả các tuyến đường từ trung tâm huyện Nông Sơn đi các xã bị chia cắt hoàn toàn, có đoạn ngập sâu 1-1,5 m...

Ở thị xã Điện Bàn, đến 17h chiều 15/12, lũ vẫn tiếp tục lên cao, đe dọa chia cắt nhiều địa bàn. Ở xã Điện Phong, tất cả các gò bãi trồng rau màu của người dân đã bị ngập. Tại xã Điện Thọ, chiều 15/12, một người dân bị nước lũ cuốn trôi.

Ngay trong chiều tối ngày 15/12, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan và nhân dân toàn tỉnh tiếp tục chủ động, sẵn sàng ứng phó thiên tai.

Đường vào xóm Rùa (thị trấn Phú Lộc) ngập 0,5 m. Ảnh chụp ngày 15/12

Tại Thừa Thiên-Huế, ngày 15/12, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to gây ra đợt lũ trên sông Hương, sông Bồ.

Mưa lớn cùng với  thủy điện xả lũ khiến hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn trong tình trạng ngập úng 0,3-0,5 m, có nơi ngập 1-2 m, đặc biệt là hệ thống tỉnh lộ.

Mưa lũ khiến 1.930 sân nhà ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà, bị ngập 0,2-0,3 m. Hàng nghìn ngôi nhà bị ngập khoảng 0,2 m, tập trung tại huyện Phú Lộc, Quảng Điền.

Tại huyện Phú Lộc, nước lũ dâng cao làm ngập đường vào xóm Rùa (khu vực 4, thị trấn Phú Lộc) khiến 200 hộ bị cô lập.

Tại xã Phú Dương (huyện Phú Vang), 20 hộ dân ở khu vực ven sông có nguy cơ sạt lở đã được di dời đến nơi an toàn.

Nước lũ tràn qua cầu sông Rin khiến cho huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị cô lập

Tại Quảng Ngãi, mưa lớn trong các ngày 14, 15/12 khiến nước lũ tiếp tục dâng cao, dự báo lũ trên sông Vệ có khả năng tương đương lũ lịch sử năm 2013.

Đêm 15 rạng sáng 16/12, nhiều người dân các vùng hạ du lại phải trắng đêm thức canh nước lũ, di chuyển, dọn dẹp tài sản trong nhà.

Sáng 16/12, nước lũ trên sông Vệ và sông Trà Khúc, Trà Câu vẫn đang lên. Nhiều xã ở huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa... chìm trong biển nước. Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng nghiêm trọng cũng xảy ra tại các huyện Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Bình Sơn, TP. Quảng Ngãi. 

Tại huyện Tư Nghĩa, hơn 800 hộ dân bị cô lập hoàn toàn. Ở huyện Sơn Hà, khoảng 50 hộ dân thuộc xã Sơn Nham, Sơn Ba đã được di dời đến nơi an toàn.

Do hồ chứa nước Nước Trong (Sơn Hà) và thủy điện ĐăkĐrinh (Sơn Tây) đồng loạt xả lũ điều tiết nước, nên đến khoảng 14h chiều 15/12, nước tràn qua cầu sông Rin khiến huyện miền núi Sơn Tây hoàn toàn bị cô lập.

Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng  Ngãi, tính từ ngày 29/11 đến ngày 15/12, Quảng Ngãi đã có 15 người chết và mất tích vì các đợt mưa lũ kéo dài, dồn dập.

Thanh Xuân